Quy định về hoạt động mua – bán vàng

Bạn đang có dự định kinh doanh vàng, bạn đang lưỡng lự bởi còn nhiều kiến thức về quy định về hoạt động mua – bán vàng mà bạn chưa nắm được rõ? Đừng lo, tiếp tục theo dõi bài viết này, bạn sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích đấy!

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Quy định về hoạt động mua – bán vàng

Các loại vàng được cho phép thực hiện hoạt động mua – bán

Theo quan niệm phổ biến, thị trường vàng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, thị trường vàng là thị trường trao đổi những hàng hóa kim loại quý là vàng, bạc hay bạch kim. Còn theo nghĩa rộng, thị trường vàng bao gồm vàng, bạc (vàng dưới hình thức vật lý) và tất cả các phương tiện đầu tư liên quan đến thị trường vàng vật lý.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Hoạt động mua – bán vàng tại Việt Nam hiện nay

Gary O’Callaghan (1991) cho rằng, thị trường vàng bao gồm: (1) thị trường vàng vật chất (physical gold), trong đó vàng thỏi, tiền, trang sức được chuyển giao giữa các chủ thể trên thị trường, và (2) thị trường vàng giấy (paper gold), có thể gọi là vàng chứng chỉ, trong đó bao gồm giao dịch được thực hiện với các loại chứng khoán tương ứng.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Một ngày làm việc của nhân viên bán hàng tại tiệm kim hoàn

Vàng vật chất được xem như một loại tài sản thuần túy. Tuy nhiên, khác với những tài sản khác, vàng và bạc từ lâu trong lịch sử đã được xem như những hàng hóa đặc biệt vì đặc tính vật lý và sự khan hiếm của nó. Cùng với màu sắc và khả năng dễ tạo hình, đặc tính khá trơ với môi trường cho phép vàng, bạc trở thành những tài sản có khả năng lưu giữ lâu dài cũng như làm đồ trang sức. Bên cạnh đó, sự khan hiếm những kim loại này cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá trị của nó đối với nhân loại. Chính vì vậy, trái ngược với khuynh hướng giảm giá của các loại hàng hóa thông dụng, vàng luôn có khuynh hướng chung là tăng giá, nên thường thì các hợp đồng giao ngay (spot) sẽ có thỏa thuận về giá vàng thấp hơn các hợp đồng giao sau (forward).

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Các loại hàng hóa vàng đang được cho phép kinh doanh hiện nay 

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Tại Việt Nam, hàng hóa được giao dịch trên thị trường vàng đã được quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi tắt là Nghị định 24/2012/NĐ-CP), bao gồm:

–  Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

–   Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được NHNN Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

–  Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.

Quy định về hoạt động mua – bán vàng

Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24/2012/NĐ-CP) và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Thông tư 16/2012/TT-NHNN). Dưới đây là một số quy định cơ bản liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam:

Quy định về hoạt động mua - bán vàng Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Hoạt động sản xuất, mua bán vàng miếng

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

–  Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng; Hoạt động sản xuất vàng miếng của các đơn vị đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp Giấy phép sản xuất trước đây chấm dứt kể từ ngày 25/5/2012.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Kinh doanh vàng miếng

–  Các loại vàng miếng bao gồm vàng miếng SJC và vàng miếng của các đơn vị khác đã được NHNN cấp giấy phép sản xuất vàng miếng trước đây thuộc quyền sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, được pháp luật công nhận và bảo vệ, được mua bán bình thường trên thị trường. Kể từ ngày 10/01/2013 các tổ chức, cá nhân chỉ được mua bán vàng miếng thông qua các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Hoạt động sản xuất, gia công và mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

a) Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ 2 điều kiện:
+  Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+  Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Kinh doanh mua – bán vàng trang sức mỹ nghệ

–  Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ có hiệu lực (ngày 25/5/2012), Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải:

+  Thực hiện đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh;
+  Hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính. (Hồ sơ thủ tục được quy định tại Điều 8 Mục 3 Thông tư 16/2012/TT-NHNN).

Sau thời hạn nêu trên các doanh nghiệp đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không được phép thực hiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

b) Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất, hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Hoạt động mua – bán vàng tại thương hiệu vàng SJC

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ có hiệu lực (ngày 25/5/2012) các doanh nghiệp đang hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh;

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Giá của một sợi dây chuyền vàng 24K

c) Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hoạt động xuất, nhập khẩu vàng

–  Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung – cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

–  Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Các loại vàng được phép kinh doanh

–  Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.

–  Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ; Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

–  Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế.

Quy định về hoạt động mua - bán vàng

Tiệm vàng Bảo Tín Minh Châu

Đăng ký các khóa học kim tại Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn, bạn sẽ được đào tạo chi tiết hơn về quy định hoạt động mua – bán vàng

Giới thiệu Trung tâm dạy nghề Kim Hoàn

  • Ngày 15/07/2004 Trung tâm Dạy nghề Mỹ nghệ Kim hoàn (tên gọi ban đầu) đã chính thức được thành lập theo 3552/QĐ – UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ngày 17/08/2018, Trung tâm Dạy nghề Dân lập Mỹ Nghệ Kim Hoàn đổi tên thành Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo quyết định số 3465/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân.
  • Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.
  • Với sự tận tâm, nhiệt tình và lòng yêu nghề của các nghệ nhân, Trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên. Trong đó tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp được duy trì ở con số tuyệt đối.

–  Đối tượng tuyển sinh:

+ Nam & Nữ có nhu cầu học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn để đi làm trong và ngoài nước (Xuất khẩu lao động).

+ Các cá nhân muốn học nghề mở tiệm – cầm đồ – kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và các loại đá quý (kim cương & đá màu).

+ Các cá nhân muốn học nghề để mở xưởng sản xuất, gia công vàng bạc trang sức.

+ Các Công Ty/ Doanh Nghiệp cần bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho thợ và cập nhật kiến thức để giảm hao hụt trong sản xuất.

+ Thành phần giảng dạy là những nghệ nhân kim hoàn, thợ kim hoàn bậc cao có uy tín (do Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý TP.HCM tuyển chọn và giới thiệu).

+ Đặc biệt có lớp cấp tốc đào tạo thợ kim hoàn công nghiệp trong 3 tháng học sáng – chiều.

+ Học viên mỗi ngày học một buổi từ thứ 2 đến thứ 6.

+ Giờ học: Sáng: 7h30 – 11h30; Chiều: 13h00 – 17h00.

 

Xem thêm: Bộ sưu tập dây chuyền bọng đẹp nhất

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

 

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status