Nội dung kinh doanh vàng có điều kiện

Kinh doanh vàng có điều kiện là như thế nào? Trong loại hình kinh doanh này gồm những nội dung gì? Để giải đáp những thắc mắc này, xin vui lòng tiếp tục theo dõi để biết rõ hơn nhé!

Thị trường vàng biến động liên tục trong năm 2020

Trong nửa đầu tháng 7/2020, giá vàng thế giới vượt qua mức 1.800USD/ounce lần đầu tiên kể từ năm 2011. Đến ngày 17/7/2020, giá vàng bán ra tăng 275,6USD/ounce so với cuối năm 2019. Giá vàng trong nước vì thế cũng biến động theo xu hướng tăng mạnh.

Kinh doanh vàng có điều kiện

Vàng tăng – giảm thất thường

Cả mức giá trong nước và ngoài nước đều đạt cao nhất trong gần một thập niên trở lại đây. Mức nắm giữ tại các quỹ giao dịch trao đổi vàng cũng tăng lên mức kỷ lục.

Nhu cầu mua vàng vật chất đã giảm mạnh do giá vàng quá cao và những đợt giãn cách/cách ly xã hội để chống dịch Covid-19. Trái lại, nhu cầu mua vàng đầu tư (vàng thỏi) lại tăng mạnh, thể hiện qua việc lượng vàng mà quỹ hoán đổi danh mục (ETF) lớn nhất thế giới – SPDR Gold Trust – nắm giữ đã tăng mạnh, thêm khoảng 30% so với năm liền trước – là mức tăng nhiều nhất kể từ 2009.

Có nhiều lý do để các nhà đầu tư tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021. Đó là, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có nhiều khả năng sẽ tiếp tục kích thích kinh tế hơn nữa cho đến 2022, và đảng Dân chủ sẽ nỗ lực tìm cách để tăng chi tiêu. Mới đây nhất, gói hỗ trợ chống Covid-19 trị giá gần 900 tỷ USD của Mỹ đã được Tổng thống Donald Trump phê chuẩn, sẽ càng làm tăng tính thanh khoản cho đồng USD. Những điều đó sẽ gây áp lực khiến USD tiếp tục giảm giá, mặc dù hiện đã ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm. USD giảm luôn kích thích các nhà đầu tư nắm giữ những loại tiền tệ khác mua vàng vào.

Nguyên nhân ảnh hướng đến sự biến động

Dịch Covid chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng giá vàng trong năm 2020. Dịch bùng phát và lan rộng trên 215 quốc gia, lãnh thổ, làm gần 19 triệu người nhiễm và hơn nửa triệu người tử vong.

Kinh doanh vàng có điều kiện

Dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến thị trường vàng

Đồng thời, dịch Covid còn làm giảm tổng cầu thị trường dầu mỏ thế giới, tăng nạn thất nghiệp và đổ vỡ các hợp đồng kinh tế; thu hẹp, làm mất cơ hội kinh doanh vi mô và vĩ mô…

Thực tế, bán khống vàng cũng là nguyên nhân đẩy giá vàng lên cao. Thị trường vàng thế giới vừa ghi nhận phiên bán tháo mạnh nhất trong vòng 2 tháng qua của SPDR – quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới.

Tuy vậy, trật tự thị trường vàng vẫn được đảm bảo. Nắm bắt được giá trị và sự ổn định của thị trường này, có rất nhiều người có mong muốn kinh doanh mặt hàng này. Vậy kinh doanh vàng có điều kiện là gì? Cần những điều kiện nào?

Vàng và NHNN

Thứ nhất, là chuyện niêm phong hơn 500 lượng vàng ở tiệm vàng Hoàng Mai, TP.HCM. Thứ hai là chuyện một báo cáo nghiên cứu của Đại học Kinh tế TP.HCM đề nghị cho phép NHNN thành lập một định chế tài chính chuyên biệt để quản lý thị trường vàng.

Về chuyện niêm phong vàng, điều đầu tiên tôi quan ngại là việc quản lý vàng quá chặt trong khi hệ thống được giao dịch vàng mới do NHNN thiết lập chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ khiến ấn tượng của người dân về môi trường kinh doanh và môi trường xã hội xấu đi.

Dù việc chống đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế là cần làm, nhưng việc xóa bỏ chức năng kinh doanh vàng miếng ở hàng chục ngàn cửa hàng vàng miếng trước đây và thay thế chỉ bằng 2.500 điểm giao dịch vàng thuộc các ngân hàng thương mại (NHTM) và công ty kinh doanh được cấp phép, tất yếu sẽ dẫn đến việc giao dịch vàng miếng của người dân trở nên bất tiện hơn. Với nhu cầu giữ vàng làm phương tiện cất trữ của người dân, khi giao dịch chính thức bất tiện sẽ có những nhu cầu giao dịch “phi chính thức” xuất hiện.

Không thể đơn giản nghĩ rằng làm giao dịch vàng trở nên khó khăn hơn thì người dân sẽ thay đổi hành vi tích trữ của mình một cách dễ dàng, bởi vì lịch sử cho thấy giữ vàng trong thời gian dài thì nhiều người vẫn có lợi, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và niềm tin tiêu dùng và kinh doanh còn yếu.

Vì vậy, vụ việc của tiệm vàng Hoàng Mai cho thấy một điểm bất cập của cơ chế cấp phép hiện tại của NHNN, không đáp ứng hết được nhu cầu thu đổi vàng (và nói rộng ra là ngoại tệ của dân), nên phát sinh nhu cầu giao dịch “phi chính thức” (ở đây ta chưa nói tới vấn đề chênh lệch giữa giá chính thức và giá phi chính thức).

Kinh doanh vàng có điều kiện

Căn cứ pháp lý Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Doanh nghiệp kinh doanh vàng

  • Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
  • Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
  • Doanh nghiệp kinh doanh vàng bao gồm kinh doanh vàng trang sức. mỹ nghệ và kinh doanh vàng miếng.

Kinh doanh vàng có điều kiện

Để kinh doanh vàng, phải hiểu biết Nghị định 24/2012/NĐ-CP 

Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

  • Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
  • Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
  • Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
  • Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Kinh doanh vàng có điều kiện

Đảm bảo trách nhiệm khi thực hiện kinh doanh mua – bán vàng

Điều kiện, giấy phép kinh doanh mua, bán vàng trang miếng

Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
  • Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
  • Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Kinh doanh vàng có điều kiện

Điều kiện khi mua – bán vàng miếng

Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
  • Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
  • Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng

Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:

  • Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng theo quy định của pháp luật.
  • Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
  • Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
  • Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
  • Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
  • Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Kinh doanh vàng có điều kiện

Tổ chức tín dụng phải làm gì khi kinh doanh mua – bán vàng miếng

Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn

  • Ngày 15/07/2004 Trung tâm Dạy nghề Mỹ nghệ Kim hoàn (tên gọi ban đầu) đã chính thức được thành lập theo 3552/QĐ – UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ngày 17/08/2018, Trung tâm Dạy nghề Dân lập Mỹ Nghệ Kim Hoàn đổi tên thành Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo quyết định số 3465/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân.
  • Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.
  • Với sự tận tâm, nhiệt tình và lòng yêu nghề của các nghệ nhân, Trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên. Trong đó tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp được duy trì ở con số tuyệt đối.

Để biết rõ hơn về kinh doanh mua, bán vàng, bạn có thể đăng ký khoá học tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn,  tại trung tâm đào tạo tất tần tật những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực kim hoàn từ căn bản đến nâng cao. Nếu co hứng thú, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin được cung cấp bên dưới.

Xem thêm: Tổng hợp các khoá học liên quan đến nghề kim hoàn

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: https://www.daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

 

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status