Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Thực sự, để có thể tạo ra những mẫu trang sức như hoa tai, vòng tay, vòng chân, dây chuyền,… đẹp nhất thì người thợ kim hoàn cần phải có kiến thức, kỹ thuật và cả kinh nghiệm trong nghề mới có thể thực hiện những công đoạn chế tác trơn tru. Mỗi một công đoạn trong quá trình chế tác sẽ cần những kỹ thuật khác nhau. Ví dụ như phác thảo mẫu trang sức thì bạn cần có kỹ năng về hội họa và sự sáng tạo; công đoạn gắn đá thì cần tỉ mỉ và cẩn thận từng chút,… Vậy chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Chạm trổ trang sức thuộc công đoạn nào trong quá trình chế tác?

Chạm trổ trang sức là một trong những bước thuộc giai đoạn hoàn thiện sản phẩm thô sau khi đã lấy trang sức ra khỏi mẫu sáp đã đúc. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình tạo ra được hoa văn cũng như làm nổi bật vẻ đẹp của món đồ trang sức trước khi tiến hành gắn đá cho trang sức.

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Mẹo: Làm sao phân biệt giữa vàng thiệt và vàng giả?

Giới thiệu về kỹ thuật chạm trổ trang sức

Lịch sử phát triển chạm – khắc trang sức

Kỹ thuật chạm – khắc có từ thời kỳ đồ đá giữa, tức là khoảng 60.000 năm trước Công nguyên. Sau đó, các bản chạm – khắc trên xương, Ngà voi và đá thường được tìm thấy có cùng thời đại.

Cùng với thời gian, nghệ thuật chạm khắc đã phát triển và trở thành một nghề. Do đó, nó đã được sử dụng từ lâu để trang trí, đặc biệt là đồ trang trí bằng kim loại. Hơn nữa, các nghệ sĩ đã sử dụng nhiều kỹ thuật chạm – khắc khác nhau để trang trí trên đồ kim loại như kiếm, khiên và áo giáp.

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Lúc đầu, chạm khắc được sử dụng để tạo ra thuốc nhuộm vĩnh viễn, sau đó được sử dụng để phát triển các sản phẩm trang trí in ấn. Tuy nhiên, cùng với thời gian, kỹ thuật chạm khắc đã phát triển và được sử dụng rộng rãi để trang trí đồ trang trí bằng kim loại như đồ trang sức bằng cách chạm khắc hoa văn, mang lại kết cấu và tăng giá trị của chúng.

Gần đây, nhu cầu chạm – khắc các đồ trang sức bằng kim loại như đồ trang sức bằng vàng đã tăng lên. Một lý do chính cho điều này là đồ trang sức được cá nhân hóa với tên của họ được đánh dấu trên đó mà mọi người muốn đeo. Hơn nữa, nó cũng trở thành một phần của các yêu cầu quy định đối với các nhà cung cấp để đánh dấu đồ trang sức của họ bằng một số sê-ri và số nhất định để xác định chúng.

Dành cho bạn: Làm mới trang sức

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Giũa:

Thợ bạc phải chọn giũa có kích cỡ, cỡ răng, tiết diện (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác…) phù hợp với món trang sức cần giũa. Độ cứng của giũa phải thích hợp với độ cứng của bề mặt gia công, cần nhiều loại giũa chuyên dùng cho từng vật liệu vàng, bạc, đồng … Để làm sạch giũa sau khi gia công xong, người thợ có thể dùng xăng để rửa, nhưng không được phép dùng dầu. Ngoài ra, giũa cũng phải được đặt cách xa các hơi nóng, như mỏ hàn, lò nung, đèn cồn…

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Cưa:

Lưỡi cưa được chọn phải căn cứ theo chiều dày của kim loại cần cắt, không được cắt tấm kim loại mỏng bằng lưỡi cưa dày và ngược lại. Nếu khoảng cách giữa các răng cưa lớn hơn chiều dày tấm kim loại, lưỡi cưa co thể bị kẹt và gãy. Chuyển động của lưỡi cưa phải vuông góc với bề mặt cần cưa và chỉ nên tác dụng lực thuận chiều với chiều của răng cưa.

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Khoan, mài:

Quy trình này thường được tiến hành với động cơ nhỏ, có trục mềm, còn gọi là mô tơ treo. Người thợ bạc sẽ lựa chọn cẩn thận các loại mũi khác nhau như mũi khoan, mũi nạo, mũi mài với nhiều kích thước, kiểu dáng đa dạng để gia công chi tiết cho chính xác.

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Tham khảo thêm: Chiêu sinh lớp kỹ thuật chạm trổ thủ công

Chà giấy nhám:

Trong quá trình mài giũa sẽ xuất hiện các vết trầy xước, công đoạn này, người thợ bạc phải dùng giấy nhám với các kích cỡ, độ dày hột khác nhau để loại bỏ các vết xước ấy. Độ thô hay mịn của giấy nhám được dùng dao động từ 150 – 1200.

Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?

Ở bước này, yêu cầu đặt ra là người thợ phải thật tỉ mỉ, dù giũa hay chà nhám đều phải thường xuyên đổi chiều và chú ý không làm sâu thêm các vết xước. Ngoài ra, quá trình chà bóng còn cần sự hỗ trợ từ máy móc: dán giấy nhám lên thanh gỗ hoặc dùng bánh quay để thực hiện quá trình chà bóng, sẽ hiệu quả hơn và tiết kiệm giấy. Nói chung, có thể kết hợp cả máy lẫn tay, tùy theo từng chỗ mà người thợ sẽ linh hoạt sử dụng.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Chạm trổ cần những kỹ thuật gì?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

Xem thêm: Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      Chuyên mục
      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status