Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

Quá trình để tạo ra được một sản phẩm trang sức hoàn thiện và bắt mắt nhất bao gồm các giai đoạn nhỏ: lên ý tưởng cho kiểu dáng trang sức, thiết kế mẫu trang sức 3D, in mẫu sáp trang sức 3D, đổ khuôn kim loại trang sức, lấy trang sức ra khỏi khuôn và làm nguội, hoàn thiện sản phẩm thô, chạm – khắc trang sức để tạo hoa văn…

Hiện nay, người thợ kim hoàn đã không cần phải tự tay mình thực hiện những công đoạn chạm, khắc trang sức vì giai đoạn này cần thời gian khá lâu và kỹ thuật lành nghề. Vậy nên giải pháp khắc trang sức bằng máy được ra nhằm cải thiện tình hình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Dạy Nghề Kim Hoàn đi tìm câu trả lời cho vấn đề “Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

So sánh trang sức được chế tác thủ công và trang sức được sản sản xuất hàng loạt

Ở thời xưa khi mà công nghệ sản xuất còn chưa phát triển thì tất cả mọi người đều phải tự tay mình làm. Chẳng hạn như để chế tạo được một sợi dây chuyền hay đôi hoa tai vàng thì cũng phải tự chế tác, vì khá hạn chế về nguyên liệu, công nghệ chế tác nên trang sức ngày xưa khá đơn giản và không đa dạng như ngay nay.

Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

Hiện nay, sự phát triển của lĩnh vực kim hoàn ngày càng lớn, người người nhà nhà đều có nhu cầu mua trang sức vừa để đeo vừa để tích trữ; chính vì vậy mà người thợ không thể nào chế tác trang sức thủ công kịp với số lượng đặt hàng nhiều như thế. Vậy nên, máy móc đã được ra đời nhằm mục đích giải quyết vấn đề đó để có thể hỗ trợ cho người thợ, giúp rút ngắn thời gian chế tác hơn.

Mẹo: Làm mới trang sức

Chế tác trang sức máy hàng loạt sẽ có độ chính xác cao nhất cũng như hình thức cũng sẽ đẹp mắt hơn, và đặc biệt là giá thành của trang sức được chế tác hàng loạt có giá thành rẻ hơn. Đối với những nghệ nhân kim hoàn có tiếng trong nghề thì việc họ chế tác trang sức thủ công khá được ưa chuộng vì sự độc nhất cũng như đẳng cấp khá cao.

Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

Đồ trang sức thủ công cũng được rất nhiều người sử dụng vì nó quảng bá di sản của đất nước bằng cách đại diện cho truyền thống và văn hóa của xã hội. Thay vì sử dụng máy móc, đồ trang sức thủ công được hình thành và chế tác bằng tay. Qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ kim hoàn những sản phẩm trang sức được ra đời đều mang những nét đẹp độc đáo hơn là thiết kế theo khuôn mẫu.

Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

Chạm trổ trang sức từ máy

Các loại máy móc được sử dụng trong quá trình chạm trổ:

  • Máy móc đứng – tức định vị vật trang sức vào đồ gá và gá trên máy, quay bằng máy và điều khiển bằng tay; hoặc máy móc tay – người thợ kim hoàn sẽ giữ trang sức cần móc bằng tay và đưa vào mũi cắt. Máy này dùng để áp dụng khi cần tạo những vết cắt, rãnh ở những chi tiết nhỏ và phức tạp mà không thể gá được ở máy móc đứng.
  • Động cơ quay 3500 – 4000 vòng/ phút với mũi xoàn hay mũi kim cương có độ lớn từ 1mm đến 3mm.

Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

Đầu tiên, người thợ sẽ tùy theo sản phẩm gì mà chọn đồ gá cho thích hợp – thường gọi là ni – để gá lắp chi tiết, thường là loại gá có xẻ rãnh để gác vòng hoặc nhẫn có thể căng vừa khít. Gá đồ gá chi tiết vào máy, chỉnh trục xoay, rồi chọn mũi cắt phù hợp gắn vào trục cắt. Một ni thường chỉnh cho máy chia thành 120 găng, mỗi lần tay quay 1 nấc là vòng ni sẽ quay 1 găng, con số này điều chỉnh theo yêu cầu thiết kế. Một tay còn lại là để gạt cần điều khiển dao cắt xuống mặt chi tiết. Phần kim loại móc ra người ta gọi là mạt (mạt vàng, mạt bạc…) sẽ được gom lại sau và trả cho khách.

Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

==> Chạm trổ máy sẽ đáp ứng được số lượng sản phẩm lớn và độ chính xác, nét đẹp của trang sức đạt chuẩn cũng như rút ngắn được thời gian chế tác trang sức.

Chạm trổ trang sức thủ công

Khi nghề kim hoàn được ra đời thì tất nhiên loài người chỉ có thể dùng những phương pháp đục, đẽo từ những dụng cụ thô sơ (đá, kim loại nhọn,…); sau thời gian phát triển thì sẽ dẫn được nâng cao các kỹ thuật chế tác cũng như dụng cụ để chế tác. Đến tận bây giờ, vẫn còn tồn tại những làng, xưởng, người thợ nghề kim hoàn vẫn còn giữ phương pháp chạm – khắc trang sức thủ công này.

Tham khảo thêm: Kỹ thuật chạm trổ thủ công

==> Tuy là vậy nhưng phương pháp chạm trổ trang sức thủ công vẫn được nhiều doanh nghiệp hay người thợ ứng dụng với mục đích tạo sự độc quyền cũng như phong cách trang sức độc đáo của riêng mình.

Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Chạm trổ thủ công khác gì chạm trổ máy?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

Xem thêm: Giai đoạn ráp lá trang sức

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status