Quá trình khai thác vàng

Vàng là kim loại quý được khai thác từ trong tự nhiên, sau đó con người sẽ tiến hành sản xuất để tạo ra các hình dáng nhằm phục vụ công việc kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, Dạy Nghề Kim Hoàn sẽ giới thiệu đến bạn đọc về quá trình khai thác vàng.

Quá trình khai thác vàng

Quá trình khai thác vàng

Tổng quan về vàng

Vàng là tên gọi của một kim loại đứng thứ 79 trong bảng tuần hoàn với tên khoa học là aurium, viết tắt là Au. Vàng có những ưu điểm nhất định, vượt trội hơn so với kim loại khác. Do đó, nó rất quý và được coi trọng. Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như làm trang sức, mỹ nghệ, y học, điện tử,… Đặc biệt là trong mảng tích trữ và đầu tư.

Quá trình khai thác vàng

Nói về nguồn gốc, vàng ban đầu khi mới sinh ra không ở dạng rắn như chúng ta thường thấy. Ngược lại nó tồn tại ở thể lỏng dưới sự tác động của nước. Kèm theo tác động của động đất. Dẫn đến các chất kiến tạo nên vàng kết hợp lại với nhau. Trong điều kiện áp suất thay đổi nó mới chuyển dần sang kết tủa.

Có bao nhiều cách khai thác vàng hiện nay?

Vàng được khai thác bằng bốn phương pháp khác nhau bao gồm: khai thác sa khoáng, khai thác đá cứng, khai thác phụ phẩm và chế biến quặng vàng. Dưới đây là chi tiết các phương pháp khai thác vàng:

Khai thác sa khoáng

Khai thác sa khoáng là kỹ thuật khai thác vàng tích lũy trong mỏ sa khoáng. Trầm tích sa thạch được cấu tạo từ vật liệu tương đối lỏng gây khó khăn cho việc đào hầm, vì vậy hầu hết các phương pháp khai thác đều sử dụng đến nước hoặc thao tác nạo vét.

Quá trình khai thác vàng

Khai thác đá cứng

Khai thác đá cứng nghĩa là chiết xuất vàng có trong đá từ các mảnh có trong trầm tích (chất do các vật thể trong nước sông, hồ, biển lắng đọng lâu ngày kết lại mà thành). Khai thác vàng đá cứng là phương pháp tạo ra hầu hết sản lượng vàng có trên thế giới. Còn khai thác mỏ lộ thiên chỉ đôi khi mới được sử dụng, ví dụ như mỏ Fort Knox ở trung tâm Alaska. Ngoài ra, tập đoàn vàng Barrick là tập đoàn khai thác một trong những mỏ vàng lộ thiên lớn nhất ở Bắc Mỹ nằm trên tài sản mỏ Goldstrike ở đông bắc Nevada.

Quá trình khai thác vàng

Khai thác vàng phụ phẩm

Vàng cũng được sản xuất thông qua việc khai thác mỏ, nơi mà vàng không phải là sản phẩm chính. Tại các mỏ đồng lớn như mỏ Bingham Canyon ở Utah, nhà khai thác thường phục hồi một lượng vàng đáng kể cùng với đồng và các kim loại khác. Với một số hố cát và sỏi như những hố xung quanh Denver, Colorado vàng cũng có thể được thu hồi với một lượng nhỏ trong hoạt động gội rửa.

Quá trình khai thác vàng

Chế biến quặng vàng

  • Quá trình xyanua: Trong những năm gần đây, kỹ thuật hòa tan xyanua bằng kiềm đã rất phát triển. Hoạt động này đặc biệt thích hợp để chế biến quặng vàng và bạc cấp thấp (ví dụ như vàng dưới 5 ppm). Nhưng việc sử dụng kỹ thuật này không chỉ giới hạn ở những loại quặng như vậy. Bởi phương pháp chiết xuất đó gây ra nhiều nguy cơ về môi trường, phần lớn là do độc tính mang cấp tính cao của các hợp chất xyanua có liên quan.
  • Quá trình thủy ngân: Trong lịch sử, thủy ngân đã được sử dụng rộng rãi trong khai thác vàng sa khoáng để tạo thành hỗn hợp vàng – thủy ngân với các hạt vàng nhỏ hơn, do đó tỷ lệ thu hồi vàng được tăng lên. Vào những năm 1960, việc sử dụng thủy ngân trên quy mô lớn đã dừng lại.

Quá trình khai thác vàng

Vàng ở Việt Nam được khai thác như thế nào?

Phương pháp hiện đại

Quy trình khai thác vàng của một số công ty đầu tư tại hai mỏ Bồng Miêu và Phước Sơn được tiến hành như sau. Đầu tiên, là trang bị dụng cụ bảo hộ, thiết bị máy móc đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như người khai thác.

Tiếp đến, sau khi đi vào trong hầm, người ta sẽ dùng mìn hoặc các loại máy khoan để tiến hành xử lý quặng. Các quặng này được cho lên xe và vận chuyển về nhà máy tuyển quặng. Vàng sẽ được nghiền và loại bỏ tạp chất thông qua quá trình tuyển nổi, hấp thụ bằng hạt nhựa auric hoặc ngâm chiết.

Quá trình khai thác vàng

Phương pháp thủ công

Tại một số nơi người ta sẽ khai thác bằng hình thức đãi vàng. Đây là phương pháp thủ công. Được thực hiện bằng các dụng cụ thô sơ như mâm, chảo, gầu, cuốc, xẻng, mâm… Mâm đãi vàng có chiều dài tầm 70cm, được cắt từ phần đáy hoặc nắp thùng phi,…

Sau khi chế tạo ra mâm đãi hình nón, người khai thác sẽ múc một lượng hỗn hợp đất bùn và cát. Trong đó có lẫn khoáng vàng và nhiều tạp chất. Để loại bỏ thành phần tạp chất này, người ta bắt đầu nghiêng mâm cho nước gạt vào. Dùng tay làm rời đất, bùn, rồi vứt bỏ đi bớt đá, sỏi.

Còn về phần bùn đất còn sót sẽ được gạt xuống bằng hình thức xoay nón liên tục theo hai hướng đối lập của kim đồng hồ. Làm liên tục cho đến khi đất hoàn toàn được gạt sạch. Khi đó, vàng và một số khoáng vật nặng hơn sẽ nằm gọn trên mâm. Thao tác đơn giản còn lại chỉ là tách riêng chúng ra như quá trình đãi gạo thông thường.

Hiện nay tại Trung tâm Dạy Nghề Kim Hoàn có chế độ miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Xem nội dung chi tiết về các khóa học tại link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Quá trình khai thác vàng”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Xem thêm: Lịch sử của vàng

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status