Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Chắc hẳn bạn cũng từng bị kích thích khi gặp các showroom nữ trang của SJC, PNJ, và một số nhà cung cấp trang sức, nữ trang nổi tiếng. Nếu bạn là người trong nghề là người chuyên thiết kế nữ trang thì bạn cũng ngạc nhiên về số lượng mẫu mã, hình thức, sự đa dạng cũng như những thay đổi nhanh chóng của các công ty để cho ra đời các sản phẩm nữ trang thời thượng, tân tiến mà không bị lạc hậu. Vậy để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời như vậy thì kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Ngành thiết kế trang sức trong thời đại 4.0

Từ xưa đến nay, ai có đủ điều kiện kinh tế đều có thể thuê những nghệ nhân lành nghề nhất mỗi thời để chế tác vàng bạc đá quý thành những món đồ trang sức đẹp mắt. Thế nhưng, chỉ trong vòng một vài năm tới, kẻ trung lưu, thậm chí lớp thị dân tay ngang, đều có khả năng tự hành nghề kim hoàn phục vụ cho chính mình nhờ sử dụng các công cụ đặc thù của kỹ thuật số.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Chi tiết tinh tế được tạo ra bởi công nghệ 4.0

Điện khí hóa tạo ra các tiến bộ cơ bản trong khoa học vật liệu cũng đã biến một số thợ kim hoàn thành nhà giả kim của thế kỷ 21. A3DM Technologies ở Sarasota, Fla., là một trong những công ty tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển sản xuất phụ gia cho kim loại quý. Các nhà luyện kim châu Âu tại những nơi như Thụy Sĩ, đã trộn nhựa với vàng hoặc thêm gốm vào vật liệu tổng hợp kim loại quý để tạo ra loại chất liệu quý vừa nhẹ vừa rẻ nhưng lại cho ra sản phẩm trông vẫn quý và sang.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Phòng làm việc của một trung tâm chế tác trang sức chuyên nghiệp

Đại dịch cũng khiến cả kỹ thuật thực tế ảo tăng cường A.R được ứng dụng vào nghề kim hoàn. Những thương hiệu như De Beers, Tacori, Boucheron hay Bibi van der Velden nay đều khai thác bộ lọc A.R. cho nguồn cấp dữ liệu Instagram của hãng, cho phép khách hàng dùng hiệu ứng để đeo thử trước đồ trang sức ảo với từng bộ sưu tập từ nhẫn, hoa tai đến vương miện cô dâu.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Nhờ công nghệ 4.0 mà những bộ trang sức tinh tế được ra đời

Kỹ thuật chế tác nhẫn trơn

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Giai đoạn tạo mẫu

Thực hiện hoàn toàn bằng tay, đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và một sự khéo léo, tỉ mỉ, chăm chút từng chi tiết nhỏ. Đối với bông tai hay mặt dây chuyền, thợ sẽ gia công chúng trên miếng sáp dạng tấm hay khối dày, còn đối với nhẫn hay vòng, chúng sẽ được tạo ra từ loại sáp thứ hai – dạng ống trụ. Khi gia công chi tiết nhẫn, thợ có thể dùng tay nhưng thường là dùng máy tiện cỡ nhỏ, vận hành với động cơ công suất thấp hoặc phải quay máy tiện bằng tay. Người thợ phải thường xuyên đo và chỉnh dao để đảm bảo độ chính xác kích thước.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Đối với những mẫu phức tạp có nhiều chi tiết nhỏ, cần thêm sự khéo léo của đôi tay thợ để chạm khắc những chi tiết ấy (ví dụ: vảy rồng, mắt hổ, từng cánh hoa chồng lên nhau…).

Đến phần nào quá chi tiết cần đến đôi tay thao tác thì người thợ sẽ tự mình khắc thêm dựa trên mẫu sáp do máy chạy ra ấy. Theo quan sát, sản phẩm được gia công bằng tay thường là tinh xảo, nhìn có hồn và chiếm được thiện cảm hơn.

Giai đoạn làm hột đá

Kết thúc quá trình đúc phía trước, ta thu được thành phẩm là một cây thông gồm nhiều nhánh, trên đó cắm những mẫu trang sức đã đúc thành kim loại thật, nhưng bề ngoài chúng còn rất thô sơ, xấu xí và đen đúa, cần phải trải qua giai đoạn làm nguội này để trở nên đẹp đẽ và tinh tế hơn. Nhiệm vụ của giai đoạn này thuộc về những người thợ bạc, họ phải dùng bàn tay khéo léo và kĩ thuật tỉ mỉ của mình để hoàn chỉnh hình dáng cũng như chăm chút từng chi tiết (nếu có) cho trang sức.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Có được những mẫu thô ấy, các thợ bạc sẽ ngâm vào hàn the để những thứ còn dính trên mẫu tróc ra hết. Những vết lồi lõm hay các chi tiết không rõ ràng sẽ bắt đầu được xử lý sau đó với các thao tác gọt, giũa, cạo, chà nhám, mài, khoan hay hàn lại…

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Kỹ thuật gắn đá

Giai đoạn này cần có những kĩ thuật cơ bản như sau:

–  Giũa: Thợ bạc phải chọn giũa có kích cỡ, cỡ răng, tiết diện (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác…) phù hợp với món trang sức cần giũa. Độ cứng của giũa phải thích hợp với độ cứng của bề mặt gia công, cần nhiều loại giũa chuyên dùng cho từng vật liệu vàng, bạc, đồng … Để làm sạch giũa sau khi gia công xong, người thợ có thể dùng xăng để rửa, nhưng không được phép dùng dầu. Ngoài ra, giũa cũng phải được đặt cách xa các hơi nóng, như mỏ hàn, lò nung, đèn cồn…

–  Chà giấy nhám: Trong quá trình mài giũa sẽ xuất hiện các vết trầy xước, công đoạn này, người thợ bạc phải dùng giấy nhám với các kích cỡ, độ dày hột khác nhau để loại bỏ các vết xước ấy. Độ thô hay mịn của giấy nhám được dùng dao động từ 150 – 1200. Ở bước này, yêu cầu đặt ra là người thợ phải thật tỉ mỉ, dù giũa hay chà nhám đều phải thường xuyên đổi chiều và chú ý không làm sâu thêm các vết xước. Ngoài ra, quá trình chà bóng còn cần sự hỗ trợ từ máy móc: dán giấy nhám lên thanh gỗ hoặc dùng bánh quay để thực hiện quá trình chà bóng, sẽ hiệu quả hơn và tiết kiệm giấy. Nói chung, có thể kết hợp cả máy lẫn tay, tùy theo từng chỗ mà người thợ sẽ linh hoạt sử dụng.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

–  Cưa: lưỡi cưa được chọn phải căn cứ theo chiều dày của kim loại cần cắt, không được cắt tấm kim loại mỏng bằng lưỡi cưa dày và ngược lại. Nếu khoảng cách giữa các răng cưa lớn hơn chiều dày tấm kim loại, lưỡi cưa co thể bị kẹt và gãy. Chuyển động của lưỡi cưa phải vuông góc với bề mặt cần cưa và chỉ nên tác dụng lực thuận chiều với chiều của răng cưa.

–  Khoan, mài: Quy trình này thường được tiến hành với động cơ nhỏ, có trục mềm, còn gọi là mô tơ treo. Người thợ bạc sẽ lựa chọn cẩn thận các loại mũi khác nhau như mũi khoan, mũi nạo, mũi mài với nhiều kích thước, kiểu dáng đa dạng để gia công chi tiết cho chính xác.

–  Hàn: Đây là quá trình cơ bản để tạo liên kết bền vững. Các dụng cụ thiết bị cần cho quy trình này gồm mỏ đốt ga, khối/ tấm chịu nhiệt, chất trợ dung hàn, mỏ hàn với đủ các kích thước … công việc này đỏi hỏi người thợ kim hoàn thật cẩn trọng trong việc điều chỉnh và kiểm soát ngọn lửa từ mỏ hàn, sao cho nó phù hợp với nhiệt độ nóng chảy của kim loại và đảm bảo chất lượng mối hàn phải khớp.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Yêu cầu kỹ thuật chung đối với những quy trình còn lại

Khi tiến hành phân kim loại để xi mạ, ta phải làm đúng theo kĩ thuật an toàn để bảo vệ sức khỏe và tránh ô nhiễm. Khi nấu kim loại để đúc hay chế “hội”, phải xác định và tính toán lượng kim loại để nấu thật kĩ, tùy theo yêu cầu về độ tinh khiết nhiều hay ít. Tranh thừa thải gây lãng phí, hao hụt.

Khi sử dụng kim loại quý, điều quan trọng là tránh các vật liệu khác (không nằm trong tính toán) hòa lẫn vào kim loại và hợp kim.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Yêu cầu về độ nhẵn bóng được đặt ra là rất ao, ngay từ khâu gia công làm nguội, hay cắt gọt, cưa, giũa, uốn … đều phải thật cẩn thận để bề mặt kim loại không bị trầy xước, các dụng cụ như kẹp, búa, giũa … cũng phải có độ bóng thích hợp và đúng tiêu chuẩn.

Quá trình hàn phải luôn phủ lớp trợ dung (thuốc hàn) để không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của món sản phẩm do bị biến dạng nhiệt. Ngoài ra, quá trình làm sạch các phần oxy hóa bằng dung dịch axit cũng phải chú ý nhiệt độ và nồng độ, tránh để vật bị axit hòa tan do nồng độ quá cao. Các thao tác rót, rửa phải đúng và chính xác.

Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

Ngoài ra còn một số quy định an toàn khác trong quá trình chế tác mà người thợ phải tuân theo. Axit sôi sẽ giải phóng hơi nitơ – đây là loại khí rất độc hại đối với sức khỏe và các vật dụng trong xưởng. Bạn cần tinh luyện kim loại ở nơi được thông gió tốt, sử dụng mặt nạ để thở và găng tay đặc biệt. Các chai axit phải được bảo quản ở nơi an toàn. Các hóa chất sử dụng cho các quá trình – dù là quá trình nào – cũng nên ghi nhã rõ ràng tránh nhầm lẫn.

Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn

Nếu bạn đang cần tìm trung tâm đào tạo các kỹ thuật tạo mẫu trang sức thì hãy liên hệ đăng ký khóa học tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn.

Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

Xem thêm: Khóa học nhận định – giám định Ruby

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status