Kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý là gì?

Kim loại quý bao gồm các kim loại như: bạc, vàng, bạch kim, vàng trắng,… Chúng thường được dùng để chế tác trang sức, bên cạnh đó còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như y học, công nghệ thông tin, cơ khí… Để lấy được các kim loại quý đó thì cần phải làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết Kỹ thuật phân kin thu hồi kim loại quý là gì?

Kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý là gì?

Kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý là gì?

Trước khi nấu các kim loại vụn, cần phân loại chúng theo từng loại. Tách riêng các mạt giũa, các vụn kim loại không chứa kim loại hàn, và loại có chứa kim loại hàn, sau đó dùng nam châm để loại bỏ sắt bột và làm sạch các vụn kim loại cần tái chế.

Khi các mạt dũa chứa nhiều tạp chất, dính nhiều kim loại hàn, chứa chì hoặc thiết, việc tinh luyện chúng trở nên khó khăn, thu gom và đưa đến các cơ sở tinh luyện. Trước khi tinh luyện, cần dùng nam châm để hút các bột sắt. Nếu mạt giũa có chứa nhiều vàng, hãy ngâm chúng trong dung dịch acid nitric để loại bỏ đồng, bạc và các kim loại khác. Khi các phản ứng dừng lại, có thể kéo dài vài giờ, rót phần dung dịch ra ngoài, rửa sạch bằng nước cất. Phần còn lại có thể nấu chảy với hỗn hợp hàn the và carbonate natri.

Phương pháp nấu chảy mạt giũa là rất quan trọng. Sử dụng hỗn hợp hàn the và carbonate natri với lượng thích hợp và nấu chảy trong nồi, điều này sẽ cho phép lắng các hạt kim loại nhỏ xuống đáy nồi. Khuấy kim loại lỏng bằng thanh graphite. Sau khi hợp kim hóa, bạn cần tiến hành phân tích để biết thành phần chính xác.

Khi sử dụng kim loại quý, điều quan trọng là tránh các vật liệu khác hòa lẫn vào kim loại và hợp kim.

Kỹ thuật phân kim thu hồi vàng

Tránh tiếp xúc với các kim loại chì, thiếc, nhôm… khi làm việc với vàng hoặc bạc. Một gam chì có thể làm nhiễm bẩn đến 1 kilogram vàng. Khi làm việc trên bàn thợ, bạn cần bảo đảm các kim loại nêu trên không lẫn vào hợp chứa các vụn kim loại. Giả sử khi nấu chảy vàng, có mảnh thiếc rơi vào nồi nấu, vàng có lẫn thiếc sẽ bị giòn, khi cán thành tấm hoặc thanh sẽ có các vệt rạn nứt, làm giảm rõ rệt chất lượng, đồng thời việc loại bỏ thiếc ra khỏi vàng sẽ tốn thêm thời gian và chi phí. Nếu trong thỏi vàng có các vết nứt do tạp chất, sẽ có âm thanh trầm đục khi thả từ trên cao xuống bề mặt cứng.

Kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý là gì?

Phương pháp tinh luyện

Đây là phương pháp dễ dàng và kinh tế, được dùng để tách vàng ra khỏi hợp kim hoặc loại bỏ các tạp chất ra khỏi vàng bị ô nhiễm.

Quy trình bao gồm hợp kim hóa vàng cần tinh luyện, theo tỉ số 1 phần vàng – 4 phần đồng. Sau khi nấu chảy bạn hãy cán phối hợp kim đến chiều dày khoảng 0.3mm và cắt thành các miếng vuông 1cm. Bạn hãy ngâm các miếng vuông này trong dung dịch một phần acid nitric – một phần nước. Khi acid dừng sôi, kể cả khi bổ sung thêm acid, phản ứng hoàn tất. Bạn hãy rót dung dịch này ra và bổ sung nước cất. Khi vàng khô bạn có thể tiến hành nấu chảy.

Tuy rất hiệu quả trong nhiều trường hợp nhưng quy trình tinh luyện này không thể loại bỏ hoàn toàn chì và các kim loại khác. Sau khi tinh luyện, bạn cần phân tích để xác định độ tinh khiết của vàng. Bạn không nên sử dụng vàng này 33.33%, do độ tinh khiết có thể dưới tiêu chuẩn của vàng 18, bạn nên dùng 32% hợp kim.

Công nghệ phân kim

Quy trình phân kim thủy phân được sử dụng để phân kim hợp kim vàng bằng hỗn hợp các axít và hóa chất.

Aqua regia là hỗn hợp axit clohydric và axít nitric..

Quá trình phân kim có thể được chia theo các bước sau:

–  Phân tích lượng vàng được phân kim

–  Vàng phải được đổ dưới hạt hoặc được cán mỏng

–  Quá trình phân kim :

  • Tách và thu hồi muối Bạc Clorua
  • Kết tủa vàng
  • Lọc và rửa bột vàng
  • Phân tích lượng vàng phân kim
  • Nấu vàng theo mẫu yêu cầu

Quy trình phân kim vàng

  • Dung dịch xyanua cũ, hỏng, thu hồi vàng bằng bột kẽm hay bột nhôm để kết tủa nó. Kết tủa thu được cho HCl vào để hòa tan kẽm hay nhôm dư.
  • Gạn, rửa rồi cho HNO3 vào để hào tan tạp chất bạc và đồng.
  • Rửa sạch bột vàng rồi hòa tan trong nước cường toan để được vàng clorua.

Theo phương pháp này lượng vàng tổn thất không thể thu được là 0.002-0.004% tổng lượng vàng có trong dung dịch cần thu hồi.

Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn

Nếu bạn đang cần tìm trung tâm đào tạo các kỹ thuật tạo mẫu trang sức thì hãy liên hệ đăng ký khóa học tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn.

Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý là gì?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

Xem thêm: Kỹ thuật tạo mẫu trang sức là gì?

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

 

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status