Tạo mẫu sáp trang sức là bước đầu hình thành những ý tưởng sơ khai nhất về một mẫu trang sức mới. Nhà thiết kế có thể tham khảo những sản phẩm có sẵn. Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp, bạn có thể đăng ký khóa học tạo mẫu sáp tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn.
Khóa học tạo Mẫu Sáp
Giai đoạn tạo mẫu trang sức trên sáp
Mẫu trang sức sẽ được xuất ra cho máy chạy khắc thành những mô hình bằng sáp cứng. Sáp cứng có màu xanh ngọc hoặc xanh dương. Tính chất của chúng khá đặc biệt: cho phép liên kết các phần sáp với nhau, có thể gọt tạo hình bằng dao, chạm khắc và đánh bóng. Sáp có độ cứng cao, phù hợp đúc các sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp, chi tiết nhỏ…và có độ dẻo tốt, dễ dàng tháo khuôn mà không làm hư hỏng khuôn đúc.
Các cách thực hiện giai đoạn này
Thực hiện hoàn toàn bằng tay
Đối với các loại trang sức như bông tai và mặt dây chuyền. Người thợ sẽ phải gia công trên miếng sáp. Còn đối với trang sức nhẫn hay vòng tay, sẽ được tạo ra từ loại sáp thứ hai có dạng ống trụ.
Khi đã gia công chi tiết nhẫn thì người thợ có thể dùng tay nhưng thường là sử dụng máy thiện cỡ nhỏ. Hoạt động với động cơ công suất thấp hoặc phải quay máy tiện bằng tay. Ở công đoạn này, người làm phải thường xuyên đo và chỉnh dao để đảm bảo độ chính xác về kích thước của sản phẩm.
Các dụng cụ cần thiết ở khâu này là dao mổ nhiều kích cỡ, lưỡi cưa sáp nhỏ, mũi kim, giũa, khoan nhỏ, nhíp, cọ quét, máy tiện cỡ nhỏ …
Người thiết kế sẽ hoàn thành mẫu vẽ này trên máy tính ở dạng 3D
Loại máy này sẽ đưa ra mẫu sáp hoàn chỉnh nhất về cả kích thước và hình dạng đã được làm trên 3D. Kích thước của sản phẩm được cài đặt cho máy chạy tạo mẫu. Thường có dung sai 3% so với kích thước của mẫu hoàn chỉnh.
Sử dụng máy in 3D kim hoàn tạo ra mẫu từ file thiết kế 3D
Ưu điểm của phương pháp in 3D là tốc độ và sự đồng nhất giữa các mẫu sản phẩm. Ngoài ra, chi phí gia công mẫu nữ trang bằng sáp hoặc vật liệu tương đương cũng rất rẻ!
Sử dụng cả tay và máy
Ngoài ra, ta có thể xem như tồn tại một cách thứ tư. Nhưng ít người có thể thực hiện được. Đó là sử dụng cả tay và máy. Nếu những mẫu thiết kế đơn giản, không cần thêm sự can thiệp bằng tay thì chỉ cần chạy bằng máy. Những con sáp chạy ra thì có thể coi đó là hoàn thành. Còn đối với những mẫu phức tạp với nhiều chi tiết nhỏ. Cần sự khéo léo và tay nghề của người thợ để chạm khắc những chi tiết hoa văn cầu kỳ.
Khóa học tạo Mẫu Sáp tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn
Hiện nay, Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn đang mở khóa học tạo mẫu sáp trang sức:
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Bài 1: Lý thuyết về tạo mẫu trên sáp
Bài 2: Kỹ Thuật Chế Tác Càrá Kết
– Phương pháp đo đạc cụ thể, chính xác.
– Phương pháp chia khoảng cách giữa các viên đá, tính độ co rút của sáp.
– Phương pháp tính trọng lượng sáp ra trọng lượng kim loại.
Bài 3: Kỹ Thuật Chế Tác CàRá Chấu Bi
Bài 4: Kỹ Thuật Chế Tác Nhẫn Nam – Nữ Đa Dạng Chấu
– Đo kích cỡ của sản phẩm mẫu.
– Cần phải tính theo tỉ lệ nếu sử dụng Catalogue.
– Đo kích cỡ hột chủ, hột phụ theo yêu cầu của khách hàng.
Bài 5: Phương Pháp Tạo Hình Nổi Trên Sáp
– Phương pháp đắp nổi hình trên phôi sáp
– Phương pháp giũa gọt tạo dáng.
Ôn tập cuối khóa:
– Lên ý tưởng cho học viên sáng tạo những sản phẩm mới
– Sửa chữa và phối hợp sáp cứng và sáp mềm.
– Giúp cho học viên tư duy và phát triển thêm những kỹ năng liên quan đến chế tác, sáng tạo; kết hợp các vật liệu khác nhau để tạo nên những sản phẩm có giá trị mỹ thuật, kỹ thuật.
Thi kết thúc khóa học.
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Khóa học tạo Mẫu Sáp”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Xem thêm: Chuyên đề vàng 24K
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com