Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Khi đến học ở bất kỳ trường đại học hay trung tâm dạy nghề nào, các sinh viên, học viên đều sẽ được đào tạo các kiến thức kết hợp kỹ năng trong lĩnh vực, giúp học viên hướng nghiệp phù hợp với bản thân và cả việc đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn cũng đều có đủ hết cả những yếu tố cơ bản đó, đặc biệt là hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp. Nếu như bạn quan tâm thì có thể theo dõi hết bài viết hôm nay nhé!

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Gắn đá trang sức tạo nên vẻ đẹp nổi bật và đặc biệt cho trang sức

Kết thúc quá trình đúc trang sức, người thợ sẽ thu được thành phẩm là một cây thông gồm nhiều nhánh, trên đó cắm những mẫu trang sức đã đúc thành kim loại thật, nhưng bề ngoài chúng còn rất thô sơ, xấu xí và đen đúa, cần phải trải qua giai đoạn làm nguội này để trở nên đẹp đẽ và tinh tế hơn. Nhiệm vụ của giai đoạn này thuộc về những người thợ bạc, họ phải dùng bàn tay khéo léo và kĩ thuật tỉ mỉ của mình để hoàn chỉnh hình dáng cũng như chăm chút từng chi tiết (nếu có) cho trang sức.

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Người thợ phải dùng bàn tay khéo léo và kĩ thuật tỉ mỉ của mình để hoàn chỉnh hình dáng

Có được những mẫu thô ấy, các thợ bạc sẽ ngâm vào hàn the để những thứ còn dính trên mẫu tróc ra hết. Những vết lồi lõm hay các chi tiết không rõ ràng sẽ bắt đầu được xử lý sau đó với các thao tác như: gọt, giũa, cạo, chà nhám, mài, khoan hay hàn lại…

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

hững vết lồi lõm hay các chi tiết không rõ ràng sẽ bắt đầu được xử lý

Kỹ thuật cần có trong quá trình gắn đá trang sức

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Để gắn gắn trên sáp thuần thục, thợ bạc cần phải đảm bảo các kỹ thuật

  • Giũa: Thợ bạc phải chọn giũa có kích cỡ, cỡ răng, tiết diện (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác…) phù hợp với món trang sức cần giũa. Độ cứng của giũa phải thích hợp với độ cứng của bề mặt gia công, cần nhiều loại giũa chuyên dùng cho từng vật liệu vàng, bạc, đồng … Để làm sạch giũa sau khi gia công xong, người thợ có thể dùng xăng để rửa, nhưng không được phép dùng dầu.
  • Chà giấy nhám: Trong quá trình mài giũa sẽ xuất hiện các vết trầy xước, công đoạn này, người thợ bạc phải dùng giấy nhám với các kích cỡ, độ dày hột khác nhau để loại bỏ các vết xước ấy. Độ thô hay mịn của giấy nhám được dùng dao động từ 150 – 1200. Ở bước này, yêu cầu đặt ra là người thợ phải thật tỉ mỉ, dù giũa hay chà nhám đều phải thường xuyên đổi chiều và chú ý không làm sâu thêm các vết xước. Ngoài ra, quá trình chà bóng còn cần sự hỗ trợ từ máy móc: dán giấy nhám lên thanh gỗ hoặc dùng bánh quay để thực hiện quá trình chà bóng, sẽ hiệu quả hơn và tiết kiệm giấy.
  • Cưa: Lưỡi cưa được chọn phải căn cứ theo chiều dày của kim loại cần cắt, không được cắt tấm kim loại mỏng bằng lưỡi cưa dày và ngược lại. Nếu khoảng cách giữa các răng cưa lớn hơn chiều dày tấm kim loại, lưỡi cưa co thể bị kẹt và gãy. Chuyển động của lưỡi cưa phải vuông góc với bề mặt cần cưa và chỉ nên tác dụng lực thuận chiều với chiều của răng cưa.
  • Khoan, mài: Quy trình này thường được tiến hành với động cơ nhỏ, có trục mềm, còn gọi là mô tơ treo. Người thợ bạc sẽ lựa chọn cẩn thận các loại mũi khác nhau như mũi khoan, mũi nạo, mũi mài với nhiều kích thước, kiểu dáng đa dạng để gia công chi tiết cho chính xác.
  • Hàn: Đây là quá trình cơ bản để tạo liên kết bền vững. Các dụng cụ thiết bị cần cho quy trình này gồm mỏ đốt ga, khối/ tấm chịu nhiệt, chất trợ dung hàn, mỏ hàn với đủ các kích thước … công việc này đỏi hỏi người thợ kim hoàn thật cẩn trọng trong việc điều chỉnh và kiểm soát ngọn lửa từ mỏ hàn, sao cho nó phù hợp với nhiệt độ nóng chảy của kim loại và đảm bảo chất lượng mối hàn phải khớp.

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Đăng ký học tại GD Mỹ Nghệ Kim Hoàn để được đào tạo kỹ thuật gắn đá trên sáp

Để có thể nắm được thuần thục các kỹ thuật gắn đá trên sáp trang sức trên thì bạn có thể đăng ký ngay khóa học chế tác trang sức tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn, chúng tôi vừa đào tạo và vừa hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp.

Học gắn đá lên nữ trang tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn

Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn là Trung Tâm duy nhất trên cả nước được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo đúng quy định của Sở lao động thương binh và xã hội (một trong những điều kiện không thể thiếu nếu đăng ký kinh doanh) và Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp quản lý. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc. Hiện nay, chúng tôi không chỉ đào tạo các kiến thức, kỹ thuật cần thiết trong nghề mà còn hướng nghiệp cho học viên, đặc biệt là hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp.

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Ban lãnh đạo trung tâm họp 

Hiện nay, các kỹ thuật công nghệ hiện đại được ứng dụng nhiều trong quá trình chế tác trang sức Mỹ nghệ Kim hoàn. Để tạo ra được các mẫu sản phẩm trang sức một cách nhanh chóng và hiệu quả thì Sáp Cứng là một vật liệu có thể dùng thay thế kim loại trong công việc chế tác với nhiều ưu thế hơn hẳn:

  • Giúp cho việc chế tác hạn chế được hao hụt so với chế tác trên kim loại.
  • Thực hiện được những sản phẩm có độ khó cao, phức tạp
  • Rút ngắn được tối đa thời gian so với việc chế tác trên kim loại theo cách truyền thống.

Nguyên liệu sử dụng là sáp cứng được pha trộn theo một công thức được bảo mật của nhà sản xuất có độ cứng nhất định, có thể: khoan, giũa, khắc, hàn ráp, đắp nổi … Sáp tạo mẫu có nhiều loại và nhiều hình dạng khác nhau như: sáp cà rá nữ, sáp vòng tròn, oval, sáp miếng làm mặt dây… và đòi hỏi học viên phải sử dụng thuần phục các loại dụng cụ đo đạc có độ chính xác cao, các loại dụng cụ chuyên dụng trong kỹ thuật tạo mẫu.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Bài 1: Lý thuyết về tạo mẫu trên sáp

Bài 2: Kỹ Thuật Chế Tác Càrá Kết

  • Phương pháp đo đạc cụ thể, chính xác.
  • Phương pháp chia khoảng cách giữa các viên đá, tính độ co rút của sáp.
  • Phương pháp tính trọng lượng sáp ra trọng lượng kim loại.

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Các mẫu sáp được học viên hoàn thiện

Bài 3: Kỹ Thuật Chế Tác CàRá Chấu Bi

Bài 4: Kỹ Thuật Chế Tác Nhẫn Nam – Nữ Đa Dạng Chấu

  • Đo kích cỡ của sản phẩm mẫu.
  • Cần phải tính theo tỉ lệ nếu sử dụng Catalogue.
  • Đo kích cỡ hột chủ, hột phụ theo yêu cầu của khách hàng.

Bài 5: Phương Pháp Tạo Hình Nổi Trên Sáp

  • Phương pháp đắp nổi hình trên phôi sáp
  • Phương pháp giũa gọt tạo dáng.

Ôn tập cuối khóa:

  • Lên ý tưởng cho học viên sáng tạo những sản phẩm mới
  • Sửa chữa và phối hợp sáp cứng và sáp mềm.
  • Giúp cho học viên tư duy và phát triển thêm những kỹ năng liên quan đến chế tác, sáng tạo; kết hợp các vật liệu khác nhau để tạo nên những sản phẩm có giá trị mỹ thuật, kỹ thuật.

Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp

Học viên trong quá trình ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp

Thi kết thúc khóa học.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Hướng nghiệp kỹ thuật gắn đá trên sáp”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

Xem thêm: Giới thiệu việc làm kỹ thuật gắn đá trang sức

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status