Trang sức phải trải qua quy trình chế tác như thế nào?

Trang sức ngày nay đã thành món đồ không thể thiếu trong đời sống của mỗi người, trang sức giúp làm nổi bật vẻ đẹp của chủ nhân, giúp người đeo tỏa sáng hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc trang sức phải trải qua quy trình chế tác như thế nào chưa?

Trang sức phải trải qua quy trình chế tác như thế nào?

Trang sức phải trải qua quy trình chế tác như thế nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm một quy trình gồm những giai đoạn để cho ra một món đồ trang sức hoàn thiện:

Những món đồ trang sức hằng ngày

Tạo mẫu 3D

Đây là công việc của phòng thiết kế tạo mẫu trang sức. Đầu tiên, những ý tưởng sơ khai nhất về một mẫu trang sức mới sẽ được hình thành. Các thiết kế viên có thể tham khảo những sản phẩm có sẵn, các nguồn tài liệu từ những tạp chí hay tài liệu mạng để tạo cảm hứng cho mình.

Sau khi đã có một hướng đi rõ ràng, những thiết kế viên thường sẽ phác thảo những mẫu vẽ bằng 2D trước, sau đó vẽ lại bằng 3D. Cũng có những người vẽ trực tiếp các mẫu thiết kế lên 3D bằng những chương trình chuyên dụng như Modela Player 4, 3Ds Max, Rhinoceros, Artcam Jewelsmith …

Phác mẫu 3D trên phần mềm chuyên dụng 

Các mẫu này sau đó được đưa vào những chương trình render như Vray, Hypershot … và thực hiện các thao tác cẩn hột, gắn hột ngay trên mô hình 3D ấy. Khi kết thúc quá trình thiết kế, ta sẽ có một mẫu trang sức y như thật theo dạng 3D, với đúng tỉ lệ và kích thước mà nó sẽ hình thành.

Mẫu sáp và mẫu hoàn thiện

Ép mô cao su/silicon

Có hai loại mô, thực ra là mô làm từ hai chất liệu khác nhau: mô cao su và mô silicon. Hai mô này nhìn vào là phân biệt được ngay, do có màu sắc khác nhau. Mô silicon có màu trắng trong và cứng hơn, trong khi đó mô cao su có màu vàng nhạt đặc trưng và mềm hơn khá nhiều. Chúng còn khác nhau ở chỗ khả năng: mô cao su có thể ép được cả mẫu sáp lẫn các mẫu bằng kim loại (vàng, bạc …) trong khi mô cao su không ép được mẫu sáp, chỉ có thể ép được mẫu kim loại mà thôi. Ngoài ra, việc sửa mô silicon cũng khó hơn mô cao su, do chúng cứng hơn nhiều (ví dụ sửa khi mô bị những lỗi nhỏ).

Mô cao su

Cắm cây thông và bơm sáp

Bơm sáp

Khi bơm sáp, phải đảm bảo cho lượng sáp lỏng được bơm đầy và bơm đủ vào trong mô, nghĩa là không dư đến trào ra cũng không bị thiếu hụt, đồng thời tất cả các mẫu cũng đều phải được bơm đều như nhau. Nếu không làm tốt điều này thì sẽ xuất hiện những mẫu bơm bị lỗi.

Bơm sáp

Cắm cây thông

“Cắm cây thông” là cái tên hình tượng cho công đoạn nối những con sáp ở trên vào một ống rót trước khi đem đúc. Lí do gọi chúng là “cắm cây thông”, đơn giản vì khi hoàn thành công đoạn này, những con sáp được cắm đều nhau trên ống rót và chĩa ra ngoài, nhìn tổng thể trông rất giống cây thông.

Đúc trang sức

Nung chảy sáp và nung khuôn thạch cao

Dựa vào trọng lượng kim loại đã tính ở giai đoạn trước, người thợ ở xưởng đúc sẽ ước lượng thạch cao cần thiết để đổ khuôn. Sau khi đã nung cho sáp chảy ra hết, ta tiếp tục cho vào lò nung thạch cao tự động với mục đích nung cho khuôn thạch cao chín. Nhiệt độ của lò nung lúc này khoảng từ 650 đến 750 độ C. Nhiệt độ phải được điều chỉnh cẩn thận trong vài giờ đầu để tránh sự rạn nứt xảy ra cho khuôn.

Đúc kim loại

Để đúc kim loại nóng chảy, nhiệt độ ống thép phải hạ đến một nhiệt độ xác định và duy trì ở nhiệt độ đó sau khi lấy ra khỏi lò. Nhiệt độ này khác nhau là xác định tùy theo kim loại được đúc.

Sau khi quá trình cấp nhiệt cho láp hoàn tất, người ta đặt láp vào thiết bị đúc. Láp được đem từ phòng ép mô xuống, có thể nhiều có thể ít. Người ta có thể chờ số lượng láp lên đến vài chục rồi đúc một lần, hoặc cũng có thể đúc chỉ vài láp một lần thôi.

Làm nguội

Có thể nói, đây là một công đoạn hết sức phức tạp và đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc tạo hình hoàn chỉnh về tổng thể lẫn chi tiết cho món trang sức.

Nhiệm vụ của giai đoạn này thuộc về những người thợ bạc, họ phải dùng bàn tay khéo léo và kĩ thuật tỉ mỉ của mình để hoàn chỉnh hình dáng cũng như chăm chút từng chi tiết (nếu có) cho trang sức.

Có được những mẫu thô ấy, các thợ bạc sẽ ngâm vào hàn the để những thứ còn dính trên mẫu tróc ra hết. Những vết lồi lõm hay các chi tiết không rõ ràng sẽ bắt đầu được xử lý sau đó với các thao tác gọt, giũa, cạo, chà nhám, mài, khoan hay hàn lại…

Nhận hột

Nhận hột là cẩn đá quý (tức là hột) vào giá đỡ, hay ổ hột. Trang sức sẽ được định vị vào một loại sáp định vị – thường được gọi là “khằn”.

Đối với những trang sức có nhiều chi tiết phức tạp, nhiều ngóc ngách hoặc đính nhiều hột đá, khằn sẽ bám nhiều, do đó, thời gian rung có thể dài hơn, lên đến 10 phút. Những trang sức khác đơn giản hơn có thể chỉ từ 3 đến 5 phút. Giai đoạn này được gọi nôm na là “rung bằng xăng cho sạch”.

Đánh bóng, xi mạ

Đánh bóng

Đầu tiên, những người thợ ở khâu này sẽ xem xét thật cẩn thận chi tiết cần đánh bóng rồi mới lựa chọn dụng cụ đánh bóng thích hợp. Khi đánh bóng, người ta sẽ đánh với hai loại lơ trắng và lơ đỏ. Theo chỉ dẫn của các thợ, thì một loại là làm cho sáng lên, còn một loại làm cho mòn đi những chỗ xước nhỏ còn lại sau khi đã chà qua giấy nhám mịn.

Mặt kim cương sau khi được đánh bóng

Xi mạ

Sau khi mài bóng xong, người thợ sử dùng máy xi và nước xi để xi món đồ này, xi bằng tay. Họ có năm lựa chọn để xi: xi bạc, xi trắng, xi vàng, xi hai màu hoặc xi màu đồng. Họ có thể xi bằng một lớp plantinum (bạch kim) hoặc rhodium (kim loại trắng quý) để bảo vệ món trang sức và lâu bị mờ.

Phun cát, móc máy

Đây là bước gia công cuối cùng, với mục đích nhằm chạm khắc thêm những đường nét trang trí sắc sảo hoặc sắc vừa, mờ hoặc bóng … theo mong muốn cho bề mặt của trang sức. Ở một số trang sức khác có thể sẽ được phủ một lớp hạt mịn mờ – chính là những hạt thủy tinh vô cùng li ti, hoặc có những vân nhuyễn, những chấm nhỏ trên bề mặt ấy.

Mẫu trang sức chưa qua giũa, khắc

Trong thuật ngữ chuyên môn, người trong giới kim hoàn phân biệt các sản phẩm này thanh hay loại: đồ trơn, tức đồ không chạm khắc và độ chạm, tức đồ có chạm trổ, chạm khắc.

Mẫu trang sức sau quá trình chế tác

Học chế tác trang sức tại Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn

Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn – một trong những trung tâm dạy nghề lớn nhất tại Tp Hồ Chí Minh. Sau 15 năm thành lập, trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên và con số kiếm được việc làm là tuyệt đối. Chúng tôi đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong nhiều năm qua như:

Lớp học chế tác trang sức

  • Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh bằng khen Trung  tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn.
  • Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen Trung  tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn.
  • Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen Trung  tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn.
  • Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen Trung  tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn.

Khắc chi tiết trên mẫu sáp

Tuyển sinh

–  Đối tượng tuyển sinh:
+ Nam & Nữ có nhu cầu học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn để đi làm trong và ngoài nước (Xuất khẩu lao động).
+ Các cá nhân muốn học nghề mở tiệm – cầm đồ – kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và các loại đá quý (kim cương & đá màu).
+ Các cá nhân muốn học nghề để mở xưởng sản xuất, gia công vàng bạc trang sức.
+ Các Công Ty/ Doanh Nghiệp cần bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho thợ và cập nhật kiến thức để giảm hao hụt trong sản xuất.
+ Thành phần giảng dạy là những nghệ nhân kim hoàn, thợ kim hoàn bậc cao có uy tín (do Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý TP.HCM tuyển chọn và giới thiệu).
+ Đặc biệt có lớp cấp tốc đào tạo thợ kim hoàn công nghiệp trong 3 tháng học sáng – chiều.
+ Học viên mỗi ngày học một buổi từ thứ 2 đến thứ 6.
+ Giờ học: Sáng: 7h30 – 11h30; Chiều: 13h00 – 17h00

Tham khảo các Khoá học tại Trung tâm

Xem thêm: Đánh bóng nữ trang cô dâu

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status