Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Để có thể thành thạo được các kỹ thuật làm nguội trang sức như: cưa, hàn, mài, dũa, chà nhám, đánh bóng, xi mạ…thì bạn cần phải thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn thông tin về kỹ thuật tạo mẫu sáp, đúc trang sức và cả khóa học đào tạo uy tín.

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Quá trình tạo mẫu sáp trang sức

Sau khi nhà thiết kế đã lên ý tưởng và phác thảo ý tưởng lên giấy hoặc trên phần mềm thiết kế trang sức chuyên dụng, người thợ sẽ tiến hành tạo mẫu sáp trang sức.

Mẫu trang sức này sẽ được xuất ra cho máy chạy khắc thành những mô hình bằng sáp cứng. Sáp cứng có màu xanh ngọc hoặc xanh dương. Tính chất của chúng khá đặc biệt: cho phép liên kết các phần sáp với nhau, có thể gọt tạo hình bằng dao, chạm khắc và đánh bóng. Sáp có độ cứng cao, phù hợp đúc các sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp, chi tiết nhỏ…và có độ dẻo tốt, dễ dàng tháo khuôn mà không làm hư hỏng khuôn đúc.

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Mẫu sáp nhẫn trơn

Một khối sáp cứng ban đầu có hình chữ nhật, được cắt gọt trước khi đưa vào máy phụ thuộc vào hình dạng sản phẩm. Chúng sẽ được máy khắc thành những hình dạng như bản vẽ 3D. Đây là mô hình không gian 3 chiều thực đầu tiên, đã giúp cho những nhà thiết kế nhìn thấy bản vẽ được “hiện thực hóa”. Sau đó, họ sẽ tiến hành nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn như cách nhận hột, kiểu dáng, chi tiết trên sản phẩm và sửa nó trực tiếp trên khối sáp này.

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Quá trình tạo mẫu trên sáp

Quá trình đúc trang sức

Sau khi đã hoàn thành bước tạo mẫu sáp thì bước tiếp theo sẽ là đúc trang sức. Trong quá trình đúc trang sức sẽ được chi thành hai giai đoạn là đúc khuôn và đúc kim loại.

Đúc khuôn thạch cao

Giai đoạn đúc trong chế tác trang sức thực chất là quá trình nung chảy sáp và nung khuôn thạch cao. Dựa vào trọng lượng kim loại đã tính ở giai đoạn trước, người thợ kim hoàn sẽ ước lượng thạch cao cần thiết để đổ vào khuôn. Thạch cao này được pha với tỉ lệ 1 gram thạch cao với 40cc nước. Sau đó được khuấy bằng máy khuấy cho thạch cao tan đều hết.

Sau khi pha thạch cao xong người thợ sẽ bỏ chậu thạch cao vào máy hút chân không từ 1 – 2 phút. Đối với phần thạch cao trên sau khi được lấy ra khỏi máy sẽ được đổ vào các lap và kiểm tra lại. Để chắc chắn thân lap đã được bọc kín, nếu không thạch cao sẽ chảy tràn ra ngoài.

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Đổ thạch cao vào khuôn cây thông 

Sau đó các láp này sẽ được bọc kín (nếu không thạch cao sẽ chảy tràn ra ngoài) sau đó sẽ xếp vào máy chân không để hút hết bọt khí đọng trong láp. Nếu còn tồn tại bọt khí và khi tiếp xúc với bề mặt mẫu sáp thì sẽ bị lỗi khi đúc. Khi đã chắc chắn bọt khí được hút ra hết, thợ kim hoàn sẽ chờ cho thạch cao đông lại rồi khô hẳn. Thời gian này tùy theo kích thước sáp mà lâu hay nhanh có thể khoảng 1 – 2 tiếng.

Chờ cho thạch cao khô hẳn đi chúng khi đó đã bọc cả cây thông thành một khối. Lúc này, người thợ mới dần dần gỡ lớp băng keo bọc bên ngoài cây thông ra. Cho vào lò nung tự động để sáp trong khuôn chảy ra hết, nhiệt độ dùng ở giai đoạn này lên đến khoảng 300 độ C.

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Bọc chặt khuôn trước khi nung để tránh bị vỡ

Sau khi đã nung cho sáp chảy hết, người thợ tiếp tục cho vào lò nung thạch cao tự động. Với mục đích nung cho khuôn thạch cao chín, nhiệt độ trong lò khi này rơi vào khoảng 650 đến 750 độ C. Và phải được điều chỉnh cẩn thận trong vài giờ đầu để tránh sự rạn nứt xảy ra cho khuôn.

Đúc kim loại

Để đúc kim loại nóng chảy, nhiệt độ ống thép phải được hạ đến một nhiệt độ xác định và duy trì khi ra khỏi lò. Nhiệt độ này thay đổi tùy thuộc vào loại kim loại được đúc. Đối với vàng, nhiệt độ ở ống thép cần duy trì là 600 độ C trong một giờ trước khi ra khỏi lò. Và tiếp tục duy trì ở khoảng 450 – 600 độ C sau khi lấy ra khỏi lò. Còn đối với bạc thì thấp hơn vàng khoảng 100 độ C.

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Nung chảy kim loại 

Sau khi quá trình cấp nhiệt cho láp hoàn tất, thợ kim hoàn đặt láp vào thiết bị đúc. Láp sẽ được đem từ phòng ép mô xuống, có thể nhiều hay ít. Điều cơ bản đối với quá trình này là hoàn thành tất cả các tính toán thành phần trước khi bắt đầu quy trình hợp kim hóa. Bạc, đồng và chất trợ dung là ba thành phần chính cần phải có khi chuẩn bị hợp kim hóa.

Sau khi đã chuẩn bị và tính toán xong thành phần để hợp kim hóa, thợ kim hoàn sẽ cho kim loại vào nấu. Và thêm một chút hàn the vào rồi dùng mỏ đốt khè lửa vào chén để nấu chảy kim loại. Những chén này có rất nhiều trong xưởng đúc, nhưng loại tốt nhất được đánh giá cao là thạch cao.

Bước tiếp theo, hợp kim nóng chảy được rót vào khuôn, để khuôn ổn định trong vài phút rồi đem nhúng láp vào trong nước lạnh đột ngột. Nó sẽ khiến khuôn thạch cao bị nứt rồi vỡ ra. Khi đó, ta sẽ thu được thành phẩm của quá trình đúc là một hay nhiều mẫu trang sức ở dạng thô chưa được gọt giũa còn dính trên cây thông.

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Đổ kim loại đã đun vào khuôn

Rồi sau đó sản phẩm phải trải qua một bước nữa đó là khử lớp oxy hóa và các tạp chất bằng cách rửa trong dung dịch axit. Để các tạp chất cũng như lớp oxy hóa này làm giảm độ bóng bề mặt và gây khó khăn trong các công đoạn sau.

Làm sao để thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Để thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy đăng ký ngay khóa học tại Trung Tâm Mỹ Nghệ Kim Hoàn tại TP Hồ Chí Minh.

Khóa học dành cho các đối tượng học nghề nhằm mục đích kinh doanh mở xưởng gia công, sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ (chành vàng). Hiện nay, các kỹ thuật công nghệ hiện đại được ứng dụng nhiều trong quá trình chế tác trang sức Mỹ nghệ Kim hoàn. Để tạo ra được các mẫu sản phẩm trang sức một cách nhanh chóng và hiệu quả thì sáp cứng là một vật liệu có thể dùng thay thế kim loại trong công việc chế tác với nhiều ưu thế hơn hẳn:

  • Giúp cho việc chế tác hạn chế được hao hụt so với chế tác trên kim loại.
  • Thực hiện được những sản phẩm có độ khó cao, phức tạp
  • Rút ngắn được tối đa thời gian so với việc chế tác trên kim loại theo cách truyền thống.

Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc

Tại trung tâm, học viên sẽ được đào tạo lý thuyết kết hợp thực hành

Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn về nghề Mỹ Nghệ Kim hoàn thì mỗi giáo viên đứng lớp còn khai thác, phát huy được những điểm mạnh vốn có của học viên và khắc phục những điểm yếu mà học viên mắc phải. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để giúp học viên tiến xa hơn trong tương lai.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Thành thạo kỹ thuật tạo mẫu sáp và kỹ thuật đúc”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

Xem thêm: Thợ kỹ thuật đúc trang sức mỹ nghệ kim hoàn lương cao

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status