Trước khi mở tiệm vàng, bạn cần có vốn và tích lũy kinh nghiệm mua ra – bán vào các mặt hàng vàng bạc đá quý. Không những vậy bạn còn phải tìm hiểu về các kiến thức và cách thành lập doanh nghiệp. Thế thành lập doanh nghiệp vàng có dễ không? Theo dõi bài viết dưới đây, bạn sẽ được giải đáp câu hỏi ngay thôi.
Thành lập doanh nghiệp vàng có dễ không?
Các kiến thức khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh vàng
Mã ngành nghề kinh doanh vàng
Ngành kinh doanh | Mã ngành |
Sản xuất kim loại màu và kim loại quý: Sản xuất và tinh chế kim loại quý, chế tác hoặc không chế tác như: Vàng, bạc… | 2420 |
Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Bán buôn vàng và kim loại quý khác | 4662 |
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh: Bản lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồng trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh. | 4773 |
Điều Kiện Kinh Doanh Vàng Bạc
Hoạt động kinh doanh vàng bạc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt đó là lĩnh vực được sự quan tâm của nhà nước do đó phải đáp ứng những điều kiện nhất định của pháp luật theo nghị định 24/2012/NĐ- CP quy định :
Đối với doanh nghiệp kinh doanh mua – bán vàng trang sức, mỹ nghệ
- Có cơ sở vật chất, địa điểm và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua – bán vàng bạc đá quý.
- Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong.
Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
- Có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp gia công
- Phải là doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật
- Phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng
Đối với doanh nghiệp:
- Phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có kinh nghiệm hoạt động 2 năm trở lên trong lĩnh vực này
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất
- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Có mạng lưới chi nhánh, ở Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Đối với tổ chức tín dụng:
- Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng bạc – đá quý
- Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên.
- Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Tùy thuộc quy mô sản xuất của doanh nghiệp cần có thêm một số loại giấy phép
Theo Nghị định Về Quản lý Hoạt động Kinh doanh Vàng quy định khi doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vàng cần có đủ giấy phép:
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
- Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng
- Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Những lưu ý khi mở tiệm vàng
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP
Mở tiệm vàng phải đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp. Khi mở tiệm vàng, các cá nhân tổ chức sẽ phải lưu ý đến những điều sau:
- Về tên của tiệm vàng: Tên của tiệm nên ngắn gọn, dễ nhớ và có ý nghĩa. Trước khi đăng ký tên cho tiệm vàng, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Để tránh trùng lặp. Nên đặt tên tránh các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp của năm 2014.
- Về trụ sở của doanh nghiệp: Là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Có địa chỉ rõ ràng. Được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có thể có thêm số điện thoại, số fax và thư điện tử.
Từ những kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp bên trên thì chắc hẳn bạn cũng phần nào rút ra được câu trả lời cho vấn đề Thành lập doanh nghiệp vàng có dễ không. Không chỉ riêng ngành nghề kinh doanh vàng, kinh doanh bất cứ ngành nào bạn cũng cần có vốn, kinh nghiệm cũng như các kiến thức cần có để hoạt động kinh doanh được thuận lợi.
Hiện nay tại Trung tâm Dạy Nghề Kim Hoàn có chế độ miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Xem nội dung chi tiết về các khóa học tại link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Thành lập doanh nghiệp vàng có dễ không?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Xem thêm: Cấp phép kinh doanh vàng cho ai cần
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com