Bạn có thắc mắc về nghề kim hoàn? Bạn không biết nên học nghề kim hoàn ở đâu? Hãy theo dõi tiếp để được giải đáp các thắc mắc nhé!
Bộ vòng cổ bằng vàng ấn tượng và sang trọng
Hoàn kim – Nghề làm đẹp cho thiên hạ. Nếu như nói nghề kim hoàn là một nghề về nghệ thuật thì chắc chắn người thợ chính là một nghệ nhân. Theo như lịch sử mà mọi người đã học thì nghề kim hoàn đã có từ thời nguyên thuỷ, trước công nguyên chỉ là khác nhau về nguyên liệu và mẫu mã ngày nay đã được phát triển hơn.
Một người thợ kim hoàn thâm niên
Mời độc giả hôm nay cùng Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn tìm hiểu về lịch sử của nghề kim hoàn và nơi đào tạo ngành này uy tín nhé!
Ông tổ nghề kim hoàn
Những mẫu trang sức của thời phong kiến
– Vị Đệ nhất tổ sư Cao Đình Độ sinh năm Giáp Thìn (1744), tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở thiếu thời ông rất ham học và được truyền thụ nền giáo dục Nho giáo. Lớn lên ông làm nghề bịt đồng (tức là hàn khay gãy, bịt chén bể…).
– Vào thời đó, các chúa Nguyễn nắm trong tay được nhiều mỏ vàng, đặc biệt là mỏ Bồng Miêu ở tỉnh Quảng Nam. Nhờ thế mà đồ trang sức trong phủ chúa đều làm bằng vàng.
Đình thờ ông tổ nghề kim hoàn
– Nhưng nghề kim hoàn ở nước ta chỉ mới phôi thai, dân ta chưa có ai thành thạo nghề này. Các vật dụng quý, đồ trang sức của vua chúa hay quan lại đều phải thuê thợ kim hoàn người Trung Quốc chế tác. Những người thợ này, hoặc theo thuyền buôn sang thông thương, hoặc xin trú ngụ để hành nghề. Họ giấu nghề rất kỹ, không cho người địa phương biết để giữ độc quyền hành nghề.
Quá trình tạo hình cho trang sức
– Chúa Nguyễn Phúc Khoát nhận ra sự thiệt thòi của nền thủ công mỹ nghệ nước nhà, thường rất băn khoăn nên đã ra lệnh cho quan lại tìm cách hợp tác sản xuất, kinh doanh nhưng đều không có kết quả.
Quá trình học nghề của ông
– Trong hoàn cảnh đó, với niềm đam mê lớn trong người thợ trẻ Cao Đình Độ muốn trở thành một người thợ kim hoàn xuất sắc, ngày đêm luôn thôi thúc ông lên đường “tầm sư học đạo”. Để học được nghề kim hoàn, ông phải dành nhiều thời gian học tiếng Hoa, theo dõi lối sinh hoạt, giao thiệp của họ, cải trang thành người Hoa xin vào giúp việc cho một chủ tiệm vàng ở Thăng Long (Hà Nội).
– Vào ngày 27 tháng 2 năm Canh Ngọ (28/2/1810), ông Cao Đình Độ qua đời, hưởng thọ 66 tuổi, được nhà vua và triều đình truy phong tước hiệu: “Đệ nhất tổ sư” và ban đất xây lăng mộ như các quan đại thần tại ấp Trường Cởi (nay là phường Trường An, thành phố Huế).
Lễ tế tổ nghề kim hoàn
– Hằng năm, lễ tế tổ nghề kim hoàn Việt Nam vào ngày 7/2 Âm lịch được xem là ngày hội của những người sản xuất, kinh doanh vàng bạc trong khắp cả nước.
Bàn thờ trong ngày lễ giỗ tổ kim hoàn
– Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức rất qui mô, quy tụ hàng trăm người trong ngành thợ kim hoàn, không chỉ riêng ở Huế mà từ các tỉnh thành trong cả nước cũng về dự, cúng bái các vị tổ sư có công khai sáng, truyền dạy nghề kim hoàn. Đồng thời, đây còn là dịp để các đồng nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống đời thường.
– Lễ tế tổ nghề kim hoàn là một hoạt động tâm linh đặc trưng, khá quy mô, thu hút nhiều người thợ kim hoàn và cả du khách thập phương tham gia, thể hiện sự phát triển của nghề kim hoàn không chỉ ở qui mô sản xuất mà còn ở những hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, nghề nghiệp.
Hình ảnh của ngày lễ giỗ tổ kim hoàn
=> Có thể nói, qua những biến chuyển của thời đại, nghề kim hoàn không bị mai một mà còn được lưu giữ, truyền nghề và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nên học nghề kim hoàn ở đâu?
Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn
- Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn là Trung Tâm duy nhất trên cả nước được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo đúng quy định của Sở lao động thương binh và xã hội (một trong những điều kiện không thể thiếu nếu đăng ký kinh doanh) và Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp quản lý. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc.
Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm
- Là đơn vị trực thuộc Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung Tâm được Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh tuyển chọn đều là những bậc Nghệ Nhân Ưu Tú, Nghệ Nhân Kim Hoàn, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ chuyên ngành, là những bậc thầy có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy và truyền nghề.
Tuyển sinh tại trung tâm
Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn chiêu sinh thường xuyên tất cả các khóa học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn trong năm.
Học viên đang được hướng dẫn lúc kiến tập tại tiệm kim hoàn
– Đối tượng tuyển sinh:
+ Nam & Nữ có nhu cầu học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn để đi làm trong và ngoài nước (Xuất khẩu lao động).
+ Các cá nhân muốn học nghề mở tiệm – cầm đồ – kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và các loại đá quý (kim cương & đá màu).
+ Các cá nhân muốn học nghề để mở xưởng sản xuất, gia công vàng bạc trang sức.
+ Các Công Ty/ Doanh Nghiệp cần bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho thợ và cập nhật kiến thức để giảm hao hụt trong sản xuất.
Chạm khắc trang sức
– Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt để có thể theo học nghề.
Xem thêm: Đào tạo thợ kim hoàn chuyên nghiệp
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com