Học tạo mẫu trang sức trên sáp

Tạo mẫu cho trang sức trên sáp là một trong những bước thuộc quá trình chế tác trang sức. Ở những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu khái quát về quá trình chế tạo trang sức cũng như những bước trong quá trình như: Kỹ thuật đúc trang sức, kỹ thuật khắc máy trang sức,… Hôm nay, ở bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quy trình tạo mẫu trên sáp và học tạo mẫu trang sức trên sáp ở đâu?

Phác thảo trang sức

Mẫu sáp hoàn chỉnh sau khi được chế tác

Cách tạo mẫu trang sức trên sáp

Ở bước này sẽ có 4 cách để thực hiện:

–  Cách 1:

Thực hiện thủ công, ở cách này người thợ cần phải sở hữu những kỹ năng riêng, kinh nghiệm lành nghề và sự khéo léo, tỉ mỉ để tránh những sai sót cao nhất.

Tạo mẫu sáp thủ công

  • Đầu tiên, người thợ sẽ vạch dấu trên bề mặt sáp nguyên, dạng kích thước và hình dáng tổng thể cho chi tiết.
  • Sáp có hai loại là sáp khốisáp trụ. Các loại trang sức như hoa tai, mặt dây chuyền thì sẽ được gia công trên miếng sáp dạng tấm hoặc khối dày; còn đối với nhẫn, vòng tay sẽ được người thợ chế tác từ loại sáp hình trụ.

Mẫu sáp khối

Sáp trụ

  • Khi gia công chi tiết, người thợ có thể dùng tay thực hiện và dùng máy tiện cỡ nhỏ, vận hành với động cơ công suất thấp hoặc phải quay máy tiện bằng tay.

Chạm – khắc mẫu sáp bằng máy tiện

  • Người thợ phải thường xuyên đo và chỉnh làm sao để đảm bảo được độ chính xác của kích thước.

Người thợ chạm – khắc chi tiết trên mẫu sáp

  • Để tăng độ dẻo hay muốn sửa lại chi tiết, thợ kim hoàn có thể cấp thêm nhiệt cho sáp bằng mũi hàn sáp. Người thợ sẽ hơ nóng đầu mũi hàn bằng ngọn lửa đèn cồn, sau đó chấm vào sáp dư rồi đắp vào chi tiết cần chỉnh sửa.
  • Có một số thợ sáng tạo hơn khi tận dụng lưỡi cưa gãy làm đầu mũi hàn.

–  Cách 2:

Tạo mẫu trên sáp trên phần mềm 3D

Mẫu thiết kế trên phần mềm 3D

  • Sau khi người thiết kế hoàn thiện bản vẽ thiết kế sản phẩm trên phần mềm 3D, tiếp theo sẽ xuất sang máy tự động để tạo mẫu sáp.

Sản phẩm hoàn chỉnh trên phần mềm 3D chuyên dụng

  • Máy sẽ đưa mẫu sáp hoàn chỉnh đạt chuẩn về hình dáng cũng như kích thước trên bản vẽ thiết kế.
  • Kích thước thường được cài đặt cho máy tạo mẫu có sai số +- 3% so với kích thước của mẫu hoàn chỉnh.
  • Sau khi đã hoàn thiện mẫu, người thợ sẽ làm sạch những chi tiết thừa còn sót lại trên sáp và chỉnh sửa bằng cách cắt, gọt,…

Chỉnh sửa chi tiết sản phẩm

  • Các mẫu sáp phải đạt được tới trình độ nhìn y hệt trang sức thật thì khi đúc trang sức sản phẩm mới có thể đạt yêu cầu.

–  Cách 3:

Sử dụng máy in 3D kim hoàn tạo ra từ file thiết kế 3D.

Đây là phương pháp in 3D với tốc độ nhanh và sự đồng nhất giữa các mẫu được tạo ra vô cùng cao. Thêm một ưu điểm của cách này nữa là chi phí gia công lại khá rẻ.

Máy chuyên dùng để tạo mẫu 3D cho trang sức

–  Cách 4:

Kết hợp cả tay và máy trong suốt quá trình thực hiện.

Quá trình vừa dùng tay vừa dùng máy để tạo mẫu trên sáp

  • Nếu những mẫu thiết kế là đơn giản, không cần thêm sự can thiệp bằng tay, thì chỉ cần chạy bằng máy – những con sáp chạy ra coi như hoàn thành.
  • Đối với những mẫu phức tạp có nhiều chi tiết nhỏ, cần thêm sự khéo léo của đôi tay thợ để chạm khắc những chi tiết ấy (ví dụ: vảy rồng, mắt hổ, từng cánh hoa chồng lên nhau…). Nói theo một cách khác, phần nào có thể hoàn thành được bằng máy thì người ta vẽ trên 3D và để máy chạy ra.

Mẫu sáp đang được tạo dưới mũi nhọn của máy

  • Đến phần nào quá chi tiết cần đến đôi tay thao tác thì người thợ sẽ tự mình khắc thêm dựa trên mẫu sáp do máy chạy ra ấy.
  • Theo quan sát, sản phẩm được gia công bằng tay thường là tinh xảo, nhìn có hồn và chiếm được thiện cảm hơn.

==> Ở đây có sự xuất hiện của hai loại sáp: sáp cứng và sáp mềm. Sáp cứng là sáp tạo hình – thường có màu xanh ngọc hay xanh lá, và sáp mềm dùng để đúc – thường thấy ở màu hồng sáng. Sáp mềm còn gọi là sáp lỏng, vì nó thường ở dạng lỏng, cho đến khi nó được bơm vào mô và để nguội thì mới cứng lại.

Những mẫu sáp của nhẫn sau khi hoàn thiện

Học tạo mẫu trên trang sức

Để có thể thực hiện cả 4 cách trên một cách thành thạo, bất cứ người thợ nào cũng cần phải có đủ độ dày của kinh nghiệm, khả năng trong công việc và cả sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo trong từng chi tiết. Để có được những yêu cầu đó, người thợ cần phải trải qua một khoảng thời gian làm việc đủ lâu để có thể tự tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng cho riêng mình. Đầu tiên, người thợ nên chọn học tại trung tâm đào tạo ngành nghề có tiếng và uy tín, giúp người theo đuổi nghề kim hoàn có nền tảng kiến thức được vững chắc.

Máy chuyên dụng để tạo mẫu sáp tự động

Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn

Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn là trung tâm duy nhất trên cả nước được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo đúng quy định của Sở lao động thương binh và xã hội (một trong những điều kiện không thể thiếu nếu đăng ký kinh doanh) và Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp quản lý. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc.

Ban lãnh đạo của Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn

Là đơn vị trực thuộc Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung Tâm được Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh tuyển chọn đều là những bậc Nghệ Nhân Ưu Tú, Nghệ Nhân Kim Hoàn, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ chuyên ngành, là những bậc thầy có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy và truyền nghề.

Lợi ích của học viên khi đăng ký học tại trung tâm

  • Đảm bảo 100% VIỆC LÀM cho học viên sau khi tốt nghiệp. Cơ hội làm việc tại các Công Ty/Doanh Nghiệp Vàng Bạc Đá Quý trên cả nước với các chế độ đãi ngộ và phúc lợi cao do Trung Tâm giới thiệu.
  • Được thông tin về các Máy Móc – Thiết Bị – Dụng Cụ, các Ứng Dụng Công Nghệ mới và các chương trình hội chợ triển lãm trong và ngoài nước ngành Mỹ Nghệ Kim Hoàn.

Lớp học căn bản cho những học viên mới nhập học

  • Được giải đáp những thắc mắc trong quá trình kinh doanh và làm nghề ngay cả sau khi đã hoàn thành khóa học tại trung tâm.
  • Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn về nghề Mỹ Nghệ Kim hoàn thì mỗi giáo viên đứng lớp còn khai thác, phát huy được những điểm mạnh vốn có của học viên và khắc phục những điểm yếu mà học viên mắc phải.

Đặc biệt:

  • Thời gian học linh động theo yêu cầu của học viên, Trung Tâm sẽ sắp xếp và bố trí lịch học cho phù hợp với những học viên có thời gian biểu ít ỏi mà không ảnh hưởng đến công việc đi học hoặc đi làm thêm.
  • Trung Tâm sẽ hỗ trợ tìm chỗ ở cho học viên ở ngoại tỉnh phù hợp với từng đối tượng học viên (bình dân và cao cấp).

Khoá học tạo mẫu trang sức trên sáp

  • Lý thuyết về tạo mẫu trên sáp
  • Kỹ Thuật Chế Tác Càrá Kết
    + Phương pháp đo đạc cụ thể, chính xác.
    + Phương pháp chia khoảng cách giữa các viên đá, tính độ co rút của sáp.
    + Phương pháp tính trọng lượng sáp ra trọng lượng kim loại.
  • Kỹ Thuật Chế Tác CàRá Chấu Bi
  • Kỹ Thuật Chế Tác Nhẫn Nam – Nữ Đa Dạng Chấu
    + Đo kích cỡ của sản phẩm mẫu.
    + Cần phải tính theo tỉ lệ nếu sử dụng Catalogue.
    + Đo kích cỡ hột chủ, hột phụ theo yêu cầu của khách hàng.
  • Phương Pháp Tạo Hình Nổi Trên Sáp
    + Phương pháp đắp nổi hình trên phôi sáp
    + Phương pháp giũa gọt tạo dáng.

Giờ học thực hành của các học viên tại trung tâm

Ngoài khoá học trên, tại Trung tâm còn nhận đào tạo các khoá học khác liên quan đến lĩnh vực. Nếu bạn muốn trở thành học viên của trung tâm, chỉ cần nhấc máy và liên hệ hotline 0909 440068 hoặc đến thẳng địa chỉ được cung cấp bên dưới để đăng ký.

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      Chuyên mục
      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status