Nghề kim hoàn có độc hại không ?

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu của con người tăng cao, một trong số đó là làm đẹp. Và hiển nhiên công nghệ kim hoàn ( gia công, chế tác vàng, bạc, đá quý ) cũng rất phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Một món trang sức bạn đang mang bên mình trải qua rất nhiều công đoạn gia công, xử lí mà thành. Và tất nhiên nếu không người trong ngành thì bạn không thể nào biết được những mối nguy hiểm mà ngành nghề đó mang lại. Vậy liệu nghề kim hoàn có độc hại không ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đôi chút nhé.

Nghề kim hoàn có độc hại không ?

Ở đây, tôi vắn tắt qua các bước chính sau: Nấu kim loại, tạo hình và thành phẩm. Bạc nóng chảy ở 961º C. Vàng cao hơn, nóng chảy ở 1064º C. Hẳn ai cũng đã một lần bị bỏng, thường thấy nhất là nước sôi. Cảm giác thì chắc mọi người biết rồi, ở đây bạn nhân 9 đến 10 lần nhiệt độ sôi của nước lên, hẳn kết quả thế nào khi bị bỏng chắc mọi người cũng đoán được. Công đoạn tạo hình ( cán, rát. cưa, gọt, rũa…) là công đoạn tỉ mỉ nhất, và đòi hỏi sự khéo tay. Trong đó, những thanh kim loại sau khi nấu được cán, rát nhỏ, phù hợp với kích thước cần tạo hình. Lượng nhiệt sinh ra khi cán rát tương đối lớn,theo tôi thì cao hơn nhiệt độ sôi của nước rơi vào tầm 130 độ.

Nghề kim hoàn có độc hại không ?

Qua công đoạn đó là sự thành thạo trong những đường cưa để có được hình dạng ưng ý nhất,rũa, gọt để thêm sự sinh động cũng như bóng bẩy hơn cho thành phẩm. Cuối cùng là công đoạn thành phẩm. Sản phẩm được làm sáng,bóng, bắt mắt ở công đoạn nay.Người thợ sẽ nướng những thành phẩm cho hồng lên rồi nhúng vào axit ( hno3 với bạc,, và hỗn hợp hno3 và hcl còn gọi là cường toàn đối với vàng) để loại bỏ tạp chất khác trên vàng,bac.Cuối cùng cho vào máy tạo bóng để ra thành phẩm. Nghề này luôn tiếp xúc với các hoá chất độc hại và nhiệt độ khá cao. Chỉ một sai sót nhỏ cũng đủ khiến bạn phải nghỉ ngơi vài ngày.

Sử dụng đồ bảo hộ trong nghề kim hoàn

Vậy nên công tác trang bị vật dụng phòng tránh, giảm thiểu tai nạn trong nghe là vô cùng cần thiết. Chẳng hạn, khi nấu vàng, bạc. Nhiệt độ nóng chảy quá cao, chỉ cần đứng cách nồi nấu vài mét là cảm nhận được sức nóng của nồi kim loại đang hồng rực ấy. Nếu không trang bị đôi găng tay đủ dày để chịu nhiệt,khi bạn gắp nồi kim loại nóng chảy ấy ra,khả năng bị bỏng là rất cao.

Thêm nữa là khi rót kim loại ra, thường hay bị bắn ra ngoài, nên cần một đôi dày để tránh bị bỏng. Khi cán rát cũng vậy, trang bị quần áo dài, găng tay, giày để giảm thiểu tai nạn nhé! Mặc dù bỏng bạc lành, nhưng đau đớn thì không thể tránh khỏi.Công đoạn tạo hình nên trang bị đôi găng tay chống cắt, bởi vì nhiều người đã cưa vào tận xương khi không trang bị cho mình một đôi găng tay hợp lí.

Nghề kim hoàn có độc hại không ?

Công đoạn cuối tiếp xúc nhiều với axit, hàn the nên cần khẩu trang và găng tay hoá chất, 1 lượng axit nhỏ thôi đủ ăn sâu vào tận xương, cũng như bị ngộ độc khi hít phải hơi axit đó bay lên. Khi tôi còn làm nghề kim hoàn, thực sự bảo hộ rất thô sơ,và đa số nhiều xưởng còn chưa trang bị được.

Vậy nghề kim hoàn có độc hại không ? Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã tìm hiểu được đôi chút rồi đó. Nếu có gì thắc mắc và cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi ngày nhé.

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ KIM HOÀN

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status