Kim hoàn là một trong những nghề thủ công lâu đời nhất ở nước ta. Cùng với sự hình thành và phát triển. nghề kim hoàn đã đi cũng suốt dòng lịch sử đất nước. Mới bạn cùng chúng tôi tìm hiểu đôi chút về lịch sử nghề kim hoàn của nước ta nhé.
Từ 5.000 năm trước công nguyên, loài người đã tìm ra vàng và sử dụng vàng. Người Ai Cập phát hiện ra trước tiên ở thượng lưu Sông Nin, kim loại quý này đã góp mặt thêm nền văn minh cổ đại Ai Cập. Trong dòng tiến hóa của nhân loại, sắc vàng rực rỡ, choáng ngợp ấy là niềm vui, nguồn hy vọng cho biết bao nhiêu người.
Lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam – quá trình hình thành và phát triển
1. Làng nghề vàng bạc Châu Khê (Hải Dương)
Cho đến bây giờ, làng nghề làm vàng bạc Châu Khê, thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã có lịch sử tồn tại trên 500 năm, bắt nguồn từ Lưu Xuân Tín, quan Thượng thư bộ Lại dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1494) có công khởi dựng nghề đúc bạc nén của làng.
Là quan Thượng thư bộ Lại, nhưng Ông Lưu Xuân Tín rất được triều đình nhà Lê tín nhiệm, giao cho trọng trách lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thăng Long, bởi thời điểm ấy, bạc nén là đơn vị thay thế tiền tệ trong mọi hoạt động kinh tế, buôn bán, trao đổi của Xã Hội. Được triều đình dành cho đặc quyền, Lưu Xuân Tín đã ưu tiên cho người làng ông lên Thăng Long lập xưởng đúc bạc tại phường Đông Các. Dần dần, từ nghề đúc bạc, những người thợ Châu Khê đã phát triển lên nghề làm đồ trang sức vàng bạc (còn gọi là Kim Hoàn). Kể từ đó, nghề làm vàng bạc Châu Khê trở nên lừng danh không chỉ ở Hải Dương mà còn lan truyền đến Hà Nội, nơi nổi tiếng với tên phố Hàng Bạc, tập trung rất nhiều thợ làm vàng bạc vùng này.
Không phải là người đầu tiên tìm ra kỹ thuật sản xuất đồ Kim Hoàn, nhưng người Châu Khê có công lớn trong việc biết kết hợp sự khéo léo của đôi bàn tay, sự sáng tạo của trí tuệ, bí quyết riêng của bản thân với kỹ thuật làm vàng cổ truyền để cho ra đời những sản phẩm hoàn thiện nhất, tinh tuý nhất. Họ không chỉ mang đến cho người sử dụng trang sức lộng lẫy và trang trọng, mà còn góp phần duy trì làng nghề truyền thống của cha ông và sự phát triển nghề kim hoàn ở nước ta. Đặc biệt trong khoảng gần 100 năm trở lại đây, làng nghề Châu Khê đã đạt tới đỉnh cao về kỹ thuật sản xuất, chất lượng và số lượng sản phẩm vàng bạc trong cả nước.
2. Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từ lâu nổi tiếng khắp nơi bởi độ tinh xảo với những món hàng độc đáo. Sản phẩm của làng nghề dường như không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh thành trong nước mà còn được khách ngoài nước biết tiếng. Nghề truyền thống này là niềm tự hào của người dân nơi đây, do thu hút một lực lượng lao động khá lớn, đến 1.500 người và nó đem lại thu nhập ổn định cho nghề làm nghề.
Tổ nghề chạm bạc là Nguyễn Kim Lâu. Ông sống vào khoảng đầu thế kỷ XVII, vốn làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Long (Cao Bằng ngày nay). Về sau, Ông đến vùng Kiến Xương (Thái Bình) lập ra 12 phường để truyền nghề. Các phường nghề ngày đó nay là nghề chạm bạc Đồng Xâm, nằm ở hữu ngạn sông Đồng Giang. Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm được tổ chức sản xuất theo phường hội. Sớm nhất trong các phường nghề này là phường Phước Lộc, về sau do làm ăn ngày thêm phát đạt, thợ mỗi lúc một đông đòi hỏi phường nghề cần được mở rộng đã nảy sinh thêm nhiều phường thợ khác. Mỗi phường đều có một thợ cả đứng đầu, đó là người giỏi nghề đạt đến mức Nghệ Nhân. Dưới thợ cả còn có 6 bậc thợ khác, từ thợ học việc đến thợ phó.
Sản phẩm của Đồng Xâm bao gồm 3 loại: thờ cúng, trang sức và mỹ nghệ. Đồ thờ cúng gồm các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai, mũ thờ, long lân quy phụng…Loại hàng này không nhiều, chỉ mang dạng sản xuất đơn chiếc, được khách hàng nước ngoài chú ý và coi chúng như món đồ cổ quý giá. Đồ trang sức gồm rất nhiều loại như: dây chuyền, xà tích, hoa tai, nhẫn, vòng, trâm, lắc, khánh, thánh giá… bằng bạc. Mỗi loại lại có nhiều kiểu, dáng khác nhau. Riêng nhẫn có các kiểu: gióng trúc, mặt nhật, lòng máng, mặt vuông, mặt đá, mặt ngọc, nhẫn trơn… Mặt nhẫn được khắc hoa, lá, hình trái tim, chữ nổi…
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển nghề nghiệp gần 400 năm, những thế hệ bạc Đồng Xâm đã tạo ra vô số sản phẩm cho xã hội
3. Làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ (Gia Lâm – Hà Nội)
Kiêu Kỵ thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là nơi duy nhất trong cả nước còn nghề làm vàng quì. Đây là một làng nhỏ cách trung tâm Thành Phố Hà Nội khoảng 10 km về phía Đông Bắc. Cả làng có khoảng 30 gia đình với tổng số hơn 200 người làm nghề dát vàng quì. Nghề làm vàng quì ở đây có lịch sử hình thành, phát triển trong khoảng 250 năm.
Ông Nguyễn Quý Trị đỗ tiến sĩ đời Cảnh Hưng (1740 – 1786), thuở nhỏ Ông sinh ra và lớn lên ở làng Kiêu Kỵ. Vào năm 1763, khi đang làm quan đến chức Tả Thị Lang, Hàn lâm viện trực học sĩ, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc. Trên đường công cán ông nhận thấy ở đất nước người có nghề rất hay: nghề dập dát vàng bạc để sơn thếp vàng bạc lên câu đối, hoành phi… Ông cố gắng tìm hiểu và học cho được nghề. Khi về nước ông phổ biến cho dân làng.
Từ đó trở đi, dân làng Kiêu Kỵ sống hẳn với nghề này và đời sống trở nên khá giả hơn so với nghề nông. Đến nay người dân Kiêu Kỵ vẫn gìn giữ và lưu truyền lại nghề vàng quỳ cho con cháu.
Một trong những sản phẩm dát vàng tiêu biểu của làng Kiêu Kỵ là bức tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Bút Tháp, do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656), đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp nhờ được thếp vàng.
4. Làng nghề dây chuyền Bình Chánh (TP.HCM)
Làng nghề Hưng Long chỉ mới xuất hiện vào khoảng những năm 1970, không có bề dày lịch sử như làng nghề Đồng Xâm – Thái Bình, Châu Khê – Hải Dương. Người đầu tiên làm thợ bạc và có công truyền nghề lại cho làng là hai thầy Tám Mây và Hai Thơm ở Tân Hóa.
Không giống như nghề dệt hay đúc đồng, chỉ đến đầu ngõ đã nghe những âm thanh nhộn nhịp, ầm ì. Làng nghề Hưng Long gồm các hộ nằm rải rác, cách xa nhau, nên không khí ở đây yên ắng, nhịp sống làng nghề cũng dường như chậm lại.
Nghề làm dây chuyền vàng ở các gia đình tại làng Hưng Long tốn rất nhiều công sức, bao gồm thủ công kết hợp máy móc tự chế. Tưởng như đơn giản nhưng việc chế tác phải qua rất nhiều công đoạn gồm cán-kéo-vấn (cuốn) – rã, (cắt) – kết (móc) – hàn – áo (màu sắc) – bào (đánh bóng) – thành phẩm, đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ trong từng chi tiết của sản phẩm, dù là nhỏ nhất.
Trụ sở đào tạo nghề kim hoàn
? TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP MỸ NGHỆ KIM HOÀN
?️ Lầu 1, Chợ Thiếc, đường Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM
? Website: www.daynghekimhoan.vn
? Email: daynghevangbac@gmail.com
☎️ Điện thoại: 028 3955 7284 – 028 3955 7288 – 028 3956 2265
?Hotline 0909 44 00 68 – 093 182 1882