Kỹ thuật mạ vàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Những trang sức bình thường được người sử dụng với mục đích làm đẹp là chính. Trong đó, vàng hay các sản phẩm mạ vàng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Khi không đủ điều kiện mua các sản phẩm trang sức làm bằng vàng, chúng ta thường hướng tới sản phẩm có giá trị thấp hơn nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp khi sử dụng. Sản phẩm mạ vàng là sản phẩm cao cấp, giá trị cao. Vì vậy chúng tôi luôn coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm sau mạ vàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vậy đâu là kỹ thuật mạ vàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Kỹ thuật mạ vàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm mạ vàng, Dạy Nghề Kim Hoàn xin đưa ra các bước mạ vàng theo quy trình dưới đây :

1. Kiểm tra và xử lý bề mặt mạ

Chúng tôi dành 1 mục cho khâu sửa nguội bởi đây là sự khác biệt rất lớn giữa sản phẩm của  chúng tôi và các sản phẩm bày bán trên thị trường. Hiện trên thị trường có thể phân ra hai dòng sản phẩm: Các sản phẩm có nguồn nhập khẩu Trung Quốc, Đài Loan và các sản phẩm từ các làng nghề. Các sản phẩm từ Đài loan có hình thức bắt mắt, màu sắc đẹp, giá cũng không rẻ. Phổ biến là các bộ đồ đồng thờ cúng, đồ phong thủy nhưng nhược điểm lớn nhất là nhanh bị ô xi hóa bề mặt do tỷ lệ đồng không đạt yêu cầu.

Kỹ thuật mạ vàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá thành rất rẻ với đủ chủng loại đa dạng. Đặc trưng những loại này là phía mặt ngoài có màu vàng đồng thau, trong khe kẽ là màu xỉn, đen, sần sùi. Sở dĩ hàng Trung Quốc rất rẻ bắt nguồn từ tỷ lệ đồng rất thấp. Lý do thứ hai là khâu làm nguội gần như không có. Vì vậy các sản phẩm này hay bị rỉ xanh, có nhiều lỗi được bít bằng đất màu, bề mặt sản phẩm lỗi, gồ ghề.

Đối với các sản phẩm mạ vàng, chúng tôi coi trọng khâu làm nguội trước khi đưa vào quy trình dát vàng hay mạ vàng. Ngay cả các sản phẩm khách hàng mang tới gia công dát hay mạ vàng, chúng tôi cũng phải đưa sản phẩm vào quy trình đầy đủ của sửa nguội.

Có thể kể ra một số công đoạn sửa nguội như: Sửa lớn chi tiết lỗi, đường nét hỏng, hàn các lỗ thủng hoặc các lỗ sâu do khâu đúc, phun cát làm nhẵn bề mặt, mài thô tạo mặt phẳng, mài tinh trước khi đánh bóng, đánh bóng 3 cấp độ. Sau quy trình sửa nguội rất kỹ bằng các thiết bị chuyên dụng, sản phẩm đồ đồng của khách đã thay đổi hoàn toàn diện mạo, chất lượng bề mặt rất cao và ổn định trong thời gian rất dài trước khi đi vào quy trình dát vàng và mạ vàng.

2. Gia công mạ

Sau khi sửa nguội được bề mặt phôi tượng đạt chất lượng như trên, chúng tôi tiến hành mạ vàng theo công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Một đặc điểm khác biệt rất lớn giữa các cơ sở mạ vàng tượng phong thủy là khâu tạo lớp bảo vệ chống ô xi hóa ngoài cùng. Khách hàng rất khó phát hiện lớp bảo vệ dày hay mỏng, chất lượng hay không bởi sản phẩm đã hoàn thiện, không thể mài để kiểm nghiệm được. Đối với quy trình mạ vàng chuẩn đạt chất lượng cao nhất bao gồm:

Mạ lót

Lớp trong cùng là mạ lót, lớp mạ này có đặc tính bù lỗ và san phẳng đối rất hiệu quả với các sản phẩm chưa đạt tốt về bề mặt. Thời gian mạ lót phụ thuộc phần lớn vào chất lượng bề mặt để đảm bảo hình thức cho sản phẩm sau khi mạ. Thông thường lớp mạ lót thường là mạ đồng, thời gian mạ đồng lót có thể từ 30 phút đến 5-6 tiếng tùy thuộc chất lượng bề mặt sản phẩm. Sau khi mạ lót cần phải mài, đánh bóng lại bề mặt sản phẩm.

Kỹ thuật mạ vàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Mạ mờ

Lớp mạ mờ (bán bóng) cũng tăng cường bù đắp cải thiện tính thẩm mỹ của bề mặt, đồng thời tạo tính liên kết trong các lớp mạ với nhau. Lớp mạ mờ có thể tiến hành 20-30 phút.

Mạ bóng

Lớp mạ bóng thông thường dùng là Satin hay Niken tùy thuộc một số thị trường hay sử dụng. Lớp mạ bóng cho bề mặt soi gương là đạt yêu cầu.

Mạ chống ô xi hóa

Lớp mạ chống ô xi hóa cơ bản. Lớp mạ này rất cần thiết và là yếu tố quyết định tới chất lượng lâu dài của lớp mạ trên tượng phong thủy. Gần như các cơ sở mạ thủ công đều bỏ qua công đoạn này bởi thời gian và giá thành. Đôi khi là thiếu kiến thức về hóa lí khi sản xuất. Lớp mạ chống ô xi hóa cơ bản có thể là các kim loại nhóm bạch kim hay bạc (phổ biến), bởi thực tế những kim loại này bản thân có đặc tính chống ô xi hóa cao tạo nên lớp bảo vệ vững chắc chống lớp mạ bị ô xi hóa.

Kỹ thuật Mạ vàng

Lớp ngoài cùng là mạ vàng trang trí cho bức tượng phong thủy. Công nghệ rất phát triển mang đến hệ màu rất phong phú để khoác lên lớp mạ vàng mang tính thẩm mỹ cao. Tùy theo nhu cầu của khách mà lựa chọn công nghệ mạ trong khoảng dải vàng từ 18k-24k. Vàng càng ít tuổi (18k) thì độ cứng càng cao nhưng màu sắc càng biến theo tỷ lệ kim loại pha cùng (hay gọi là vàng tây). Trong khi vàng 24k cho lớp mạ đẹp, màu đậm nhưng nhược điểm là mềm, dễ bị mòn do cọ sát. Thời gian mạ vàng tùy thuộc vào độ dày của khách yêu cầu. Có ba công nghệ chủ  yếu để mạ vàng trang trí các pho tượng: Mạ vàng phun, mạ vàng bể và mạ vàng di.

– Kỹ thuật mạ vàng phun

Nói đến mạ phun ở Việt Nam, đa phần hiểu là mạ nano (mạ giả vàng), tuy nhiên trọng phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến công nghệ mạ phun vàng thật.

Đối với các bức tượng rất lớn mà không thể có bể vàng nào chứa vừa, đồng thời khó khăn hơn là các pho tượng có bề mặt rất không tốt và không thể dùng công nghệ mạ di (mạ thủ công) lên bề mặt, lúc đó sử dụng mạ vàng phun là thích hợp bởi công nghệ được thực hiện dựa trên phản ứng hóa học tại mọi ngóc ngách của pho tượng. Ưu điểm là nhanh, dễ thi công và đảm bảo hình thức so với các phương pháp còn lại nhưng nhược điểm là tốn kém bởi dung dịch không thể thu hồi và xử lý hết.

– Kỹ thuật mạ vàng bể

Đa số các sản phẩm hiện nay trên thị trường là mạ bể được thực hiện trong dung dịch chứa vàng và thông qua dòng điện. Ưu điểm của phương pháp này là kinh tế, dễ thực hiện, vàng được bám đều trên bề mặt sản phẩm và chỉ phù hợp với các xưởng sản xuất quy mô lớn, số lượng sản phẩm nhiều, bù được chi phí xây dựng và pha bể vàng lớn. Nhược điểm đến ở khâu tinh chỉnh trên bề mặt sản phẩm bởi nhúng vàng chỉ cho ra một gam màu vàng duy nhất mà không điểm xuyết màu sắc tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.

– Kỹ thuật mạ vàng di

Phương pháp mạ vàng thủ công dùng bút có lẽ là phổ biến nhất hiện nay bởi tính kinh tế và đa dạng hóa màu sắc rất thuận tiện trong hoạt động nghệ thuật. Phương pháp vẫn dựa trên nguyên tắc lý hóa học dùng dòng diện để các nguyên tử vàng bám vào âm cực là sản phẩm cần mạ.

Kỹ thuật mạ bút cho phép người thợ có thể mạ các màu sắc vàng bạc khác nhau xen kẽ trên diện tích cần mạ. Nhược điểm của phương pháp này ở chi phí nhân công mạ lâu và độ dày lớp mạ cũng như màu sắc lớp mạ không được đồng đều. Trong đa phần trường hợp, mạ thủ công có kết quả độ bóng và đồng đều không thể bằng hai phương pháp mạ ở trên.

Một đặc điểm cũng rất cần quan tâm tới quý khách hàng là nên chọn lựa lớp mạ vàng có độ dày càng lớn thì càng được bảo vệ theo thời gian. Tất cả các sản phẩm hiện nay trên thị trường đều có mầu sắc ngang bằng nhưng chất lượng lớp mạ cũng như độ dày lớp mạ vàng là hoàn toàn khác nhau.

3. Sơn bảo vệ

Công đoạn cuối cùng của các kỹ sư kim hoàn thực hiện cho mạ vàng tượng phong thủy chính là lớp sơn. Chúng tôi hiểu rất rõ lớp sơn chính là chiếc áo bảo vệ ngoài cùng của bề mặt mạ vàng, chính vì vậy lớp sơn bảo vệ của chúng tôi cũng hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm được mạ trên thị trường.

Lớp sơn có đặc tính vật lý là lớp kết với nhau dạng cục bộ để đảm bảo trong trường hợp va chạm mạnh sẽ bị vỡ cục bộ tại chỗ đó mà không chạm tới lớp vàng và chân lớp sơn vẫn bám dính chặt chẽ. Điều này sẽ nhìn thấy ngay ở hiện tượng bóc lớp sơn theo mảng như các sản phẩm thông thường trên thị trường. Ngoài ra, chất lượng sơn phải đạt ở tính chất hóa học, không bị ô xi hóa thay đổi màu theo thời gian.

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status