Công nghệ đúc trang sức trong việc chế tác trang sức

Đúc trang sức là một công đoạn không thể thiếu trong việc chế tác trang sức. Cùng với việc sử dụng các công nghệ đúc trang sức, giai đoạn đúc trang sức rất quan trọng trong việc hoàn thiện mẫu trang sức. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giai đoạn này nhé.

Giai đoạn đúc trang sức – Công nghệ đúc trang sức

Giai đoạn đúc trong chế tác trang sức thực chất là quá trình nung chảy sáp và nung khuôn thạch cao. Dựa vào trọng lượng kim loại đã tính ở giai đoạn trước, người thợ kim hoàn sẽ ước lượng thạch cao cần thiết để đổ vào khuôn. Thạch cao này được pha với tỉ lệ 1gram thạch cao với 40cc nước. Sau đó được khuấy bằng máy khuấy cho thạch cao tan đều hết.

Công nghệ đúc trang sức trong việc chế tác trang sức
Công nghệ đúc trang sức trong việc chế tác trang sức

Sau khi pha thạch cao xong người thợ sẽ bỏ chậu thạch cao vào máy hút chân không từ 1-2 phút. Đối với phần thạch cao trên sau khi được lấy ra khỏi máy sẽ được đổ vào các lap và kiểm tra lại. Để chắc chắn thân lap đã được bọc kín, nếu không thạch cao sẽ chảy tràn ra ngoài.

Sau đó các láp này sẽ được bọc kín (nếu không thạch cao sẽ chảy tràn ra ngoài) sau đó sẽ xếp vào máy chân không để hút hết bọt khí đọng trong láp. Nếu còn tồn tại bọt khí và khi tiếp xúc với bề mặt mẫu sáp thì sẽ bị lỗi khi đúc. Khi đã chắc chắn bọt khí được hút ra hết, thợ kim hoàn sẽ chờ cho thạch cao đông lại rồi khô hẳn. Thời gian này tùy theo kích thước sáp mà lâu hay nhanh có thể khoảng 1 đến 2 tiếng.

Chờ cho thạch cao khô hẳn đi chúng khi đó đã bọc cả cây thông thành một khối. Lúc này, người thợ mới dần dần gỡ lớp băng keo bọc bên ngoài cây thông ra. Cho vào lò nung tự động để sáp trong khuôn chảy ra hết, nhiệt độ dùng ở giai đoạn này lên đến khoảng 300 độ C.

Công nghệ đúc trang sức trong việc chế tác trang sức
Công nghệ đúc trang sức trong việc chế tác trang sức

Sau khi đã nung cho sáp chảy hết, người thợ tiếp tục cho vào lò nung thạch cao tự động. Với mục đích nung cho khuôn thạch cao chín, nhiệt độ trong lò khi này rơi vào khoảng 650 đến 750 độ C. Và phải được điều chỉnh cẩn thận trong vài giờ đầu để tránh sự rạn nứt xảy ra cho khuôn.

Đúc kim loại

Để đúc kim loại nóng chảy, nhiệt độ ống thép phải được hạ đến một nhiệt độ xác định và duy trì khi ra khỏi lò. Nhiệt độ này thay đổi tùy thuộc vào loại kim loại được đúc. Đối với vàng, nhiệt độ ở ống thép cần duy trì là 600 độ C trong một giờ trước khi ra khỏi lò. Và tiếp tục duy trì ở khoảng 450-600 độ C sau khi lấy ra khỏi lò. Còn đối với bạc thì thấp hơn vàng khoảng 100 độ C.

Công nghệ đúc trang sức trong việc chế tác trang sức
Công nghệ đúc trang sức trong việc chế tác trang sức

Sau khi quá trình cấp nhiệt cho láp hoàn tất, thợ kim hoàn đặt láp vào thiết bị đúc. Láp sẽ được đem từ phòng ép mô xuống, có thể nhiều hay ít. Điều cơ bản đối với quá trình này là hoàn thành tất cả các tính toán thành phần trước khi bắt đầu quy trình hợp kim hóa. Bạc, đồng và chất trợ dung là ba thành phần chính cần phải có khi chuẩn bị hợp kim hóa.

Website : https://daynghekimhoan.vn/

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status