28.CÁCH HIỂN THỊ ĐƠN VỊ CÂN THẾ NÀO LÀ ĐÚNG TRÊN TEM NHÃN. VD: 1C2P3L HAY 1.23 CHỈ HAY 1 CHỈ 23? CÓ PHẢI CÓ LUÔN ĐƠN VỊ GRAM NỮA KHÔNG?

Trả lời của Chi Cục TC-ĐL-CL

Theo Điều 9 của Luật Đo lường, Điều 6 của Nghị định 86/2012/NĐ-CP Quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đo lường quy định liên quan đến sử dụng đơn vị đo, quy định đơn vị đo pháp định được sử dụng trong các trường hợp say đây:

1) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành;
2) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác;
3) Ghi lượng của hàng đóng gói sẵn;
4) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo.
5) Trong hoạt động bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.

Còn Đơn vị đo khác được sử dụng theo thỏa thuận (Khoản 2, khoản 3 Điều 9 Luật Đo lường, Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 86/2012/NĐ-CP)

Trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến sử dụng đơn vị đo khác với đơn vị đo pháp định thì phải quy đổi sang đơn vị đo pháp định.

Bổ sung của anh Cát – Chi cục Trưởng Chi cục QL CL SP HH Miền Nam

Cách ghi đơn vị đo lường: Công văn 1484/TĐC-ĐL, 05/8/2015 của Tổng cục TĐC

Tại phụ lục IV Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của chính phủ có quy định:

+ lượng ( 1 lượng = 37, 5 g ); đồng cân (chỉ), ( 1 chỉ = 3, 75 g);  phân ( 1 phân = 0,375 g); Chỉ dùng đo thể hiện khối lượng vàng, bạc (đơn vị đo theo tập quán trong nước)
Như vậy : 1 lượng = 10 chỉ; 1 đồng cân(chỉ)= 10 phân; 1 lương = 100 phân;

+ carat ( ký hiệu; ct), 1ct = 0,2 g ; Chỉ dùng đo, thể hiện khối lượng đá quý, ngọc trai
Tuy nhiên với một sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ, cơ sở được chọn một đơn vị đo ( như gam, lượng hoặc bội thập phân, ước tập phân của gam, lượng) để thể hiện khối lượng vàng, khối lượng đá, khối lượng vật khác gắn trên trên sản phẩm vàng theo TT22

+Cách ghi: Theo Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

Theo khoản a, mục 4, thông tư 09/2007/TT-BKHCN thì:

+ Đơn vị đo khối lượng: kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg). Dưới 1 kg thì dùng đơn vị g (ví dụ: viết 500g mà không viết 0,5 kg); Dưới 1g thì dùng đơn vị “mg” (ví dụ viết 500mg mà không viết 0,5g).

+ Như vậy: Nếu dùng đơn vị cổ truyền là lượng, dưới 1 lượng thì ghi theo chỉ, dưới 1 chỉ ghi theo phân; trường hợp hơn 1 lượng thì ghi theo lượng ( ví dụ: 2 lượng 5 chỉ thì ghi 2,5 lượng), trường hợp hơn 1 chỉ thì ghi theo chỉ ( ví dụ 5 chỉ 4 phân thì ghi 5,4 chỉ)

 Theo khoản a, mục 4, thông tư 09/2007/TT-BKHCN thì:

Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hàng hoá bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo. Ví dụ: Ghi là “gam” hoặc là “g”; ghi là “mililít” hoặc “ml”.

Theo nghị định 86 về đo lường, nếu dùng đơn vị cổ truyền : lượng ghi ký hiệu là « lượng », đồng cân(chỉ) ghi ký hiệu là « đồng cân>, chỉ ghi ký hiệu la « chỉ », carat ghi ký hiệu là « ct »

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status