Mạ vàng trang sức, điện thoại, đồng hồ,…đang rất được nhiều người ưa chuộng hiện nay, với kỹ thuật xi mạ vàng 18K hoặc 24K tùy ý sẽ làm cho sản phẩm trở nên giá trị, bắt mắt và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, để có những sản phẩm đẹp như ý muốn thì quy trình và kỹ thuật xi mạ làm những yếu tố rất quan trọng đòi hỏi bạn phải nắm chắc. Dưới đây chúng tôi xin chỉ ra 11 bước kỹ thuật xi mạ chuyên nghiệp cho bạn cùng tham khảo:
11 bước kỹ thuật xi mạ chuyên nghiệp
1. Kiểm tra bề mặt vật cần mạ
Mỗi vật liệu cần mạ sẽ có bề mặt khác nhau nên kỹ thuật gia công cũng sẽ khác nhau bao gồm cả về dung dịch, hóa chất xi mạ, quy trình mạ vàng, xịt mạ vàng,…tất cả bạn đều phải hết sức lưu ý. Đối với những vật liệu có bề mặt đặc biệt, phức tạp thì bạn nên kiểm tra bằng máy phổ kế huỳnh quang tia X để kiểm tra được chính xác hơn. Theo các chuyên gia thì việc kiểm tra vật mạ kéo dài khoảng 3 tiếng.

2. Gia công bề mặt vật liệu
Tất cả các vật liệu xi mạ đều phải được gia công trước khi muốn mạ vàng, mục đích của gia công là giúp làm sạch lớp gỉ, lớp oxi hóa, giúp cho kim loại của vật liệu mạ dễ dàng gắn chặt với lớp vàng chuẩn bị mạ. Tùy vào từng vật liệu, trường hợp mà thời gian gia công sẽ khác nhau, thông thường là khoảng 1 tiếng.
3. Đánh bóng bề mặt vật cần mạ
Việc đánh bóng bề mặt cần mạ là mục đích tạo cho lớp mạ được nhẵn bóng, việc đánh bóng sẽ bao gồm 2 giai đoạn là đánh bóng vật lý và đánh bóng điện hóa. Công đoạn này kéo dài khoảng 1 tiếng tùy vào từng trường hợp.
4. Tẩy dầu điện hóa và các chất bẩn trên bề mặt
Sau khi trải qua các bước trên thì bề mặt vật cần mạ sẽ bị dính bẩn, mồ hôi tay, dầu mỡ,…lúc này bạn cần tiến hành vệ sinh và tẩy ngay để tránh làm ảnh hưởng đến lớp hoa chat xi ma nhé.

5. Tiến hành hoạt hóa bề mặt vật liệu
Công đoạn hoạt hóa bề mặt vật liệu cũng là một bước quan trọng không thể thiếu giúp cho lớp mạ bám chắc vào bề mặt kim loại hơn và làm cho kim loại hoạt động ở lớp bề mặt có thể dễ dàng gắn kết với lớp vàng được mạ hơn.
6. Mạ lót kim loại
Công đoạn lót sẽ có 2 tác dụng chính là: làm cho lớp trung gian được gắn chặt lớp nền kim loại với lớp mạ vàng cần mạ; Và giúp phủ lấp hết các khe kẽ nhỏ và làm mịn bề mặt nhám của bề mặt loại được mạ.
7. Mạ mờ, mạ dày bề mặt
Lớp mạ mờ này được làm từ các chất liệu như bạc, đồng hoặc các chất liệu chuyên dụng khác. Tác dụng của lớp mạ mờ này là giúp đảm bảo độ bề cho lớp mạ bởi chúng có đặc tính là cứng và dày.
8. Mạ bóng bề mặt
Mạ bóng bề mặt vật liệu cũng có một vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm mạ. Vì vậy, bạn không được bỏ qua công đoạn này, mạ bóng bề mặt chỉ tốn khoảng 15-20 phút mà thôi.
9. Mạ vàng vật liệu
Đến bước này thì bạn bắt đầu mạ vàng lên bề mặt kim loại, tùy vào nhu cầu của khách hàng mà bạn mạ vàng 18K, 20K hay 24K. Theo kinh nghiệp thì tùy vào độ dày, loại vàng cần mạ mà thời gian sẽ lâu hay mau.
10. Tạo bóng bề mặt
Sau khi mạ vàng xong thì bắt đầu đến công đoạn làm bóng bề mặt bằng sơn lót bóng, lớp này vừa có tác dụng bảo vệ lớp mạ cho bề mặt vừa giúp gắn kết lớp mạ với lớp sơn phủ Nano sẽ được thực hiện ở bước cuối.
11. Phủ cứng bề mặt bằng sơn Nano
Sau khi chờ cho lớp sơn bóng không thì bạn bắt đầu phủ cứng bề mặt mặt loại sơn nano. Công đoạn này là rất quan trọng bởi nó giúp cho lớp sơn tạo độ cứng tốt cho bề mặt vật liệu mạ, đặc biệt giúp bảo vệ lớp mạ vàng 24K được bám dính tốt và chắc chắn hơn.
Website : https://daynghekimhoan.vn/
Phản hồi gần đây