10.NHỮNG CƠ QUAN LIÊN NGÀNH NÀO ĐƯỢC PHÉP ĐI KIỂM TRA CƠ SỞ KINH DOANH VÀNG? TÔI CÓ THỂ ĐƯỢC BIẾT TRƯỚC QUY TRÌNH CŨNG NHƯ NỘI DUNG KHI ĐOÀN KIỂM TRA XUỐNG TIỆM KHÔNG? TÔI CÓ ĐƯỢC THÔNG BÁO ĐỂ CHUẨN BỊ NỘI DUNG THEO YÊU CẦU HAY KHÔNG?

Trả lời – Thanh Tra Sở KHCN

– Căn cứ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Riêng về hoạt động thanh tra, kiểm tra cụ thể như sau:

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ.

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

4. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương.

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các Bộ, Cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trên nguyên tắc tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh chồng chéo, trùng lắp trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ.

– Quy trình thanh tra, kiểm tra: Quy trình thanh tra phải tuân theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với quy trình kiểm tra sẽ tuân theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, theo Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN ngày 27/8/2012 của bộ KHCN quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất- Điều 11, TT22 và Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường.

– Nội dung thanh tra, kiểm tra: Căn cứ vào nội dung trong quyết định thanh tra, quyết định kiểm tra.

– Về việc thông báo trước cho đối tượng thanh tra: Tùy theo chế độ thanh tra, kiểm tra là đột xuất hoặc định kỳ. Ví dụ: chế độ kiểm tra là đột xuất thì Đoàn kiểm tra sẽ không báo trước cho doanh nghiệp. Trường hợp kiểm tra định kỳ, Đoàn kiểm tra sẽ gửi thông báo và yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị các nội dung kiểm tra.

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status