Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Mời quý đọc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Căn cứ Điều 4 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có quy định các nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng như sau:

“1. Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

3. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

4. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

Mua bán vàng miếng phải có giấy phép do NHNN cấp

5. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

7. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

8. Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.

9. Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.”

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Từ độc quyền kinh doanh…

Theo dự thảo, Khoản 3, Điều 4 về “Nguyên tắc quản lý”, được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, huy động vàng từ tổ chức, cá nhân, kinh doanh vàng trên tài khoản”.

Để đảm bảo không tổ chức, cá nhân nào được thực hiện các hoạt động này, dự thảo Nghị định quy định: hoạt động huy động vàng từ tổ chức, cá nhân và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản là hoạt động do Nhà nước độc quyền thực hiện”.

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Các ngân hàng trung ương trên thế giới không trực tiếp kinh doanh, chỉ quản lý và kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, tổ chức. Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, cho rằng, việc NHNN trở thành “đơn vị kinh doanh” không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước là kiến tạo chính sách.

Dẫn chứng điều kiện cấp phép kinh doanh vàng miếng trong 5 năm qua, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam khẳng định “đã loại bỏ hầu hết doanh nghiệp kinh doanh vàng ra khỏi thị trường vàng miếng”.

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Theo ông Bảng, việc cấp giấy phép đi kèm với các quy định cấp phép cho các điểm kinh doanh vàng miếng của các doanh nghiệp đủ điều kiện theo Nghị định 24 lại tạo cơ chế xin – cho, đi ngược với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về loại bỏ những giấy phép con không cần thiết.

Các NHTM được cấp giấy phép mua, bán vàng miếng không có khả năng triển khai do thiếu cả nghiệp vụ và kinh nghiệm, buộc người dân phải mua vàng tại các điểm không được cấp phép nên gặp rủi ro pháp lý và dễ bị hình sự hóa việc mua bán.

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Đưa ra quy định cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, NHNN muốn lựa chọn các đơn vị đáp ứng đủ tiêu chuẩn tham gia thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh vàng miếng gần như không thể mở thêm các điểm mua, bán trực thuộc của mình.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, khẳng định, việc quy định Nhà nước độc quyền kinh doanh là phù hợp với Luật Thương mại năm 2005, nhưng lại trái với quy định tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Theo phân tích của luật sư Đức, mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh kể từ sau khi Hiến pháp năm 2013 và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực, không còn khái niệm Nhà nước độc quyền. Thay vào đó là được “tự do kinh doanh”, hoặc “đáp ứng các điều kiện kinh doanh” theo quy định tại Điều 7 về “ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016.

Thêm nữa, hoạt động huy động vốn để kinh doanh vốn mới là hoạt động kinh doanh. Huy động vốn để phục vục sản xuất kinh doanh, không phải là hoạt động kinh doanh để phải chấp hành quy định về điều kiện kinh doanh.

Mặc dù, Dự thảo không chỉ rõ, nhưng nếu “quy định Nhà nước độc quyền” kinh doanh vàng “để đảm bảo không tổ chức, cá nhân nào được thực hiện hoạt động này” như Tờ trình là trái với quy định của Luật Đầu tư.

… đến độc quyền sản xuất vàng

Cũng theo dự thảo Nghị định này, Khoản 6, Điều 4 về “Nguyên tắc quản lý”, được sửa đổi, bổ sung như sau: “6. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng”.

Theo ông Đinh Nho Bảng, quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng ngay từ Nghị định 24 là hoàn toàn “không phù hợp” với thông lệ quốc tế và “đi ngược lại tiến trình phát triển của thị trường”.

Thêm nữa, nếu NHNN sản xuất vàng miếng cũng có nghĩa đã sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế chế tác thành vàng thương hiệu quốc gia. Điều này, vừa tốn kém chi phí, vừa biến vàng tiêu chuẩn quốc tế có khả năng thanh khoản cao trở thành vàng nguyên liệu khi xuất khẩu ra thế giới.

“NHNN cần cân nhắc kỹ hơn để vừa bảo đảm được yêu cầu can thiệp thị trường và để tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước”, Phó Chủ tịch kiêm TTK Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam khuyến cáo.

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

“Đã đến lúc xem xét lại quy định này”, luật sư Trương Thanh Đức cho biết. Theo ông, cần chuyển sang “quản lý bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn”, bỏ quản lý bằng điều kiện kinh doanh, nhất là việc cấp phép, tương tự như với quy định tại khoản 7, Điều 4 về “Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mẽ nghệ và hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ”.

Khoản 2 điều 3 về “ Giải thích từ ngữ”, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về “Quản lý hoạt động kinh doanh vàng” quy định như sau: “2. Vàng miếng là vàng được dậy thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ”.

Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn

  • Ngày 15/07/2004 Trung tâm Dạy nghề Mỹ nghệ Kim hoàn (tên gọi ban đầu) đã chính thức được thành lập theo 3552/QĐ – UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ngày 17/08/2018, Trung tâm Dạy nghề Dân lập Mỹ Nghệ Kim Hoàn đổi tên thành Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo quyết định số 3465/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân.
  • Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.
  • Với sự tận tâm, nhiệt tình và lòng yêu nghề của các nghệ nhân, Trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên. Trong đó tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp được duy trì ở con số tuyệt đối.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

 

Xem thêm: Hoạt động kinh doanh vàng chịu sự giám sát của ai?

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status