Bước hoàn thiện trang sức là bước sau khi trang sức đã được đúc và lấy ra khỏi khuôn bao gồm các công đoạn như: khắc trang sức, gắn đá trang sức, đánh bóng trang sức, kiểm tra chất lượng trang sức… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khóa học kỹ thuật hoàn thiện trang sức tại Bình Dương nhé!
Kỹ thuật hoàn thiện trang sức tại Bình Dương
Kỹ thuật hoàn thiện trang sức
Kỹ thuật hoàn thiện trang sức bao gồm các kỹ thuật dưới đây:
Khắc trang sức
Đây là một công đoạn trong quy trình chế tác trang sức, chạm – khắc trang sức là giai đoạn sau khi trang sức đã được lấy ra khỏi cây thông sáp. Đây cũng là bước cực kỳ quan trọng, bước này thể hiện được sự khác biệt cho món trang sức, người thợ phải thật tỉ mỉ, khéo léo trong từng chi tiết để hạn chế những sai sót nhất trong quá trình thực hiện.
Khắc trang sức là bước sau khi đã lấy trang sức sức ra khỏi cây thông
Gắn đá trang sức
Gắn đá là cẩn đá quý (tức là hột) vào giá đỡ, hay ổ hột cho trang sức. Đối với những chi tiết nhỏ trên trang sức, người thợ cần phải có lực tác dụng thật mạnh thì viên đá mới vào được ổ, mới nhận được hột đá sâu vào trong. Do thế, người thợ cần một thứ để định vị cố định trang sức lại mới nhận hột vào được.
Gắn đá là cẩn đá quý (tức là hột) vào giá đỡ
Trang sức sẽ được định vị vào một loại sáp định vị – thường được gọi là “khằn”. Khằn bên ngoài ta thấy đó là một chất màu đỏ sậm, khi hơ lửa thì trở nên rất nóng và tan chảy ra. Lấy ống phụt kè lửa vào đó cho thật nóng rồi mới đưa mẫu trang sức vào, sao cho mặt cần nhận hột quay lên phía trên. Đợi một lúc cho khằn thật cứng và mẫu trang sức được định vị vững trong khằn, khi đó thợ có thể yên tâm cẩn hột vào.
Tham khảo thêm: Kỹ thuật bọc tượng – ráp lá
Đánh bóng trang sức
Người thợ kim hoàn ở giai đoạn này sẽ xem xét trang sức thật cẩn thận chi tiết cần đánh bóng rồi mới lựa chọn dụng cụ đánh bóng phù hợp. Trong quá trình đánh bóng, người thợ sẽ đánh với hai loại lơ trắng và lơ đỏ. Theo chỉ dẫn của các thợ thì một loại là làm cho sáng lên, còn một loại làm cho mòn đi những chỗ xước nhỏ còn lại sau khi đã chà qua giấy nhám mịn.
Mục đích cho việc đánh bóng là làm cho trang sức trắng sáng hơn
Xi mạ trang sức
Sau khi đã đánh bóng xong, thợ kim hoàn sẽ sử dùng máy xi và nước xi để xi món trang sức này, xi bằng tay. Thường sẽ có 5 lựa chọn để xi mạ trang sức: xi bạc, xi trắng, xi vàng, xi hai màu hoặc xi màu đồng. Người thợ có thể xi bằng một lớp plantinum (bạch kim) hoặc rhodium (kim loại trắng quý) để bảo vệ món trang sức cũng như giúp cho trang sức lâu bị mờ.
Thường sẽ có 5 lựa chọn để xi mạ trang sức
Mục đích chính của giai đoạn xi mạ là làm cho sản phẩm đẹp, chống ăn mòn và tăng giá trị cho sản phẩm, phục vụ chủ yếu cho mục đích thương mại. Mục đích ban đầu của xi mạ đơn giản chỉ là làm đẹp cho sản phẩm, vậy nên có nhiều trường hợp lớp xi mạ bị bong ra, khiến chi tiết bị rỉ sét và trở nên xấu. Hiện nay, hai mục đích trên đã được kết hợp lại là: vừa bền, vừa đẹp.
Kiểm tra chất lượng trang sức
Sau khi đã trải qua toàn bộ quá trình chế tác trang sức thì còn bước cuối cùng để đem ra trưng bày nữa là kiểm tra chất lượng trang sức. Ở giai đoạn này, người thợ phải kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết cũng như chất lượng sản phẩm với mục đích mang lại sản phẩm trang sức chất lượng và đẹp nhất đến tay các khách hàng. Người thợ cần phải có kiến thức cũng như các kỹ thuật kiểm tra cơ bản mới có thể thực hiện công việc này một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi đã hoàn thiện
…
Đào tạo kỹ thuật hoàn thiện trang sức tại Bình Dương
Tiếp theo đây, mời quý độc giả theo dõi thêm thông tin về khóa học đào tạo kỹ thuật hoàn thiện trang sức tại Bình Dương:
Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn là Trung Tâm duy nhất trên cả nước được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo đúng quy định của Sở lao động thương binh và xã hội (một trong những điều kiện không thể thiếu nếu đăng ký kinh doanh) và Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp quản lý. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc.
Trung Tâm chúng tôi là đơn vị trực thuộc Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung Tâm được Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh tuyển chọn đều là những bậc Nghệ Nhân Ưu Tú, Nghệ Nhân Kim Hoàn, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ chuyên ngành, là những bậc thầy có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy và truyền nghề.
Trung Tâm chúng tôi là đơn vị trực thuộc Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh
Khóa đào tạo về các kỹ thuật nghề căn bản dành cho các đối tượng Mở tiệm – Kinh doanh – Mua Bán Vàng Trang Sức Mỹ Nghệ nhằm mục đích:
- Tự sửa chữa được những sản phẩm trang sức khi khách hàng yêu cầu như thâu nới ni sản phẩm cho vừa tay khách…
- Nắm rõ các kỹ thuật nghề kim hoàn để trao đổi, thuyết phục khách hàng.
- Kỹ năng quản lý tiệm: khi bàn giao công việc cho thợ thì cũng cần nắm rõ các kỹ thuật nghề để quản lý thợ.
Khóa học đào tạo học viên các kiến thức về chế tác trang sức cơ bản
Khóa học này có thời gian học khoảng 2 tháng với mức học phí từ 8tr – 8tr700, liên hệ ngay cho chúng tôi để được báo giá chính xác hơn nhé! Ngoài ra, trong tháng này Trung Tâm có các chương trình ưu đãi khác nhau dành cho các bạn học viên đăng ký theo nhóm hoặc đăng ký từ nhiều khóa học trở lên. Đặc biệt, có chế độ miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Học kỹ thuật chế tác trang sức trong bao lâu?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Xem thêm: Đào tạo kỹ thuật bọc tượng và nanh trong trang sức
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com