Chế tác trang sức thuộc lĩnh vực kim hoàn và đang là ngành nghề được kha khá bạn trẻ quan tâm và chọn theo họ. Nhưng học ngành gì để chế tác được trang sức? Nếu bạn đang có thắc mắc này thì hãy theo dõi tiếp bài viết để được giải đáp nhé!
Học ngành gì để chế tác được trang sức?
Giới thiệu ngành chế tác trang sức
Hiểu một cách nôm na, nghệ nhân làm đồ trang sức là những “phù thủy” có nhiệm vụ “hóa phép” các viên đá quý thô, “biến tấu” vàng, bạc, các loại gỗ, đá, kim loại… thành hình dạng mới, đẹp và có sức hút hơn.
Sản phẩm của họ không chỉ là thứ khiến người đeo trở nên đẹp và lung linh hơn, mà nó còn có thể là điểm nhấn hoàn hảo cho bộ trang phục, nói lên gu ăn mặc và phong cách sống của chủ nhân.
Để trở thành một nghệ nhân chế tạo trang sức, việc này yêu cầu bạn phải có gu thẩm mỹ tốt, biết cách “hòa trộn” các màu sắc thành chỉnh thể thống nhất. Bạn phải hiểu rõ mục đích tạo ra sản phẩm là gì, dành cho các lễ cưới hay đi dự party, dạo phố… để có phương án lựa chọn và phối màu một cách thích hợp.
Học ngành gì để chế tác được trang sức?
Những kiến thức cơ bản được đào tạo về kỹ thuật tạo tác thủ công và kỹ năng truyền thống như nung thủy tinh, đánh bóng, khắc sáp, đính đá, nhưng khác với những khóa học khác học viên có thể được chuyên sâu vào những khía cạnh khác nhau.
Những môn học kỹ thuật phổ thông như luyện kim, đính đá được giảng dạy một cách thực tế trên việc tạo hình trang sức thủ công. Những môn học nâng cao khác được giảng dạy như thiết kế trang sức chất lượng cao, kết hợp kỹ thuật các phần mềm thiết kế 2D và 3D cần thiết. Ngoài ra còn có những môn học lý thuyết, như là thuyết màu sắc và ứng dụng, cũng như các chiến lược tư duy sáng tạo nói chung.
Bí mật của ngành kim hoàn
Ở thời Ai Cập cổ đại, ai ai cũng tin rằng mỗi một viên đá quý đều sẽ mang một sức mạnh thần kỳ. Biểu tượng con bọ cạp, bọ hung, hoa sen hay chim ưng và rắn… được sử dụng để thể hiện sức mạnh của bản thân và trở thành huyền thoại của Ai Cập. Mục đích chính của trang sức tại thời kỳ này đóng vai trò là lá bùa hoặc tấm bùa hộ mệnh theo người. Con người của thế kỷ này coi trọng đá quý và kim loại màu hơn hẳn các nguyên liệu khác.
Vào thời kỳ La Mã, những món đồ trang sức cổ xưa chính là biểu tượng của quyền uy, dành riêng cho tầng lớp xã hội cao nhất. Mãi về sau này khi thương mại hóa buôn bán trao đổi phát triển hơn thì dân chúng mới được phép có quyền sở hữu phụ kiện trang sức. Người La Mã ưa chuộng những mẫu trang sức sử dụng nhiều loại đá rực rỡ và chúng phải có kích thước lớn, mang tính khoe và phô trương. Các loại đá được ưa thích là Sapphire, Ruby, Emerald…
Đến thời kỳ phục hưng chính là bước ngoặt của nền sản xuất trang sức trên thế giới. Vào thời điểm này, vai trò của trang sức đã được phân hoá thành 2 chức năng chính:
- Phục vụ nhu cầu làm đẹp: giai đoạn này các nhà thiết kế tập trung hơn vào việc tạo mẫu với nhiều kiểu dáng mới lạ. Các loại đá quý được sử dụng đa dạng hơn về cả yếu tố màu sắc, độ bóng chứ không chỉ nghiêng về yếu tố huyền bí như thời La Mã. Đây cũng là thời điểm phát hiện Kim cương và nhiều phương pháp cắt xẻ khác khau để chế tác.
- Trang sức là tài sản, thể hiện sự giàu có: tầng lớp trung, thượng lưu bắt đầu thu thập trang sức như một phương cách thể hiện sự giàu có và lưu trữ tài sản qua các thế hệ. Chúng dễ bảo quản, dễ mua, dễ bán và được xem như một loại tiền tệ xuyên biên giới.
Suốt chiều dài dòng sông lịch sử, rất nhiều đế chế hùng mạnh cổ xưa đều đã tan biến. Chỉ một số ít giá trị văn hoá còn tồn tại đến ngày nay tại Châu Âu. Trong tất cả các nền văn minh còn sót lại, Ý là quốc gia còn gìn giữ nguyên vẹn tinh hoa trong lĩnh vực trang sức với những sản phẩm còn lưu được những gì tinh tuý nhất của giai đoạn phục hưng phồn vinh.
Khóa học chế tác trang sức tại Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn
Trung tâm Dạy nghề Kim hoàn TP.HCM chiêu sinh thường xuyên khóa học nghề Chế tác trang sức (thợ bạc) bao gồm các kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao bao gồm:
Học phần I: Kỹ thuật căn bản
– Học viên sẽ thực hiện được những sản phẩm đơn giãn để tập hàn, giũa, cưa…
Học phần II: Kỹ thuật gắn đá
- Sử dụng được khoan tay, khoan treo
- Sử dụng được từng mũi khoan thích hợp cho từng loại đá
- Tạo được các loại chấu
- Gắn đá được trên nhiều chi tiết của sản phẩm đơn giản.
Học phần III: Kỹ thuật chế tác trang sức có gắn đá
- Chế tác được nhiều trang sức phức tạp có kết cấu nhiều chi tiết ráp lại: kết hột chùm, code có nhận hột chìm trên lá trang trí, bọc tượng cẩm thạch…
- Phân kim vàng bạc: 1 axit, 2 axit
Học phần IV: Kỹ thuật chế tác trang sức có gắn đá nâng cao
- Thực hiện chế tác trang sức có độ khó cao
- Phối hợp các loại đá đan xen với các loại lá đẻo trên một sản phẩm
- Thực hiện làm nguội, gắn đá đúng quy trình trên phôi đúc bằng kim loại
- Xi hoàn chỉnh 2 màu trên các sản phẩm.
Thời gian học: từ 3-6 tháng.
Thành phần giảng dạy: là những bậc nghệ nhân có tay nghề cao được Hội Kim hoàn TP.HCM tuyển chọn.
Xem thêm: Trang sức hiện nay gồm những gì?
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com