Dây chuyền vàng vẫn luôn là món đồ trang sức được các chị em và cả các anh ưa chuộng bởi nó có thể đeo mọi lúc mọi nơi mà không cần quan tâm quá nhiều về trang phụ và cả môi trường. Để có một sợi dây chuyền đẹp và tinh tế đến vậy không thể không nhắc đến bàn tay tài hoa của người thợ chế tác được. Và hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về “Học chế tác dây chuyền vàng ở đâu?” nhé!
Học chế tác dây chuyền vàng ở đâu?
Quy trình chế tác dây chuyền vàng
Giai đoạn 1: Tạo mẫu
Sau khi đã có ý tưởng, người thợ sẽ phác thảo bản 2D trên giấy (vẽ bằng tay và thường dùng bút chì để phác thảo ý tưởng ra giấy) và sau đó dựng hình 3D cho sản phẩm. Sau khi hoàn thảnh bản dựng 3D cơ bản, những bản mẫu này sẽ được đưa vào các chương trình render như: Vray, HyperShort để thực hiện công đoạn cẩn hột, gắn hột ngay trên mô hình 3D này. Sau khi hoàn thành quy trình thiết kế, ta sẽ có được một mẫu trang sức giống y như thật dưới dạng 3D với tỷ lệ kích thước 100% mà nó sẽ hình thành.
Sau khi đã có ý tưởng, người thợ sẽ phác thảo bản 2D trên giấy
Giai đoạn 2: Tạo mẫu sáp
Từ mô hình 3D hoàn thiện, mẫu dây chuyền sẽ được xuất ra và được khắc trên sáp cứng. Sáp có màu xanh ngọc hoặc xanh lá cây sậm màu. Các mẫu sáp có thể làm thủ công bằng tay hoặc máy.
Giai đoạn 3: Cắm cây thông – Bơm sáp
Cắm cây thông trước khi đem đúc các mẫu sáp nhỏ hoặc to được cắm lần lượt từ trên xuống dưới đều nhau trên một ống rót cố định nằm trên đế cao su. Người ta sẽ đem cây thông này (chưa gắn đế cao su) tính toán trọng lượng kim loại vàng hoặc bạc để đúc. Khi biết được trọng lượng kim loại cần đúc là bao nhiêu thì sẽ ghi lại để làm trọng lượng và giá cả.
Có một số sản phẩm cần gắn hột trước khi được đem đổ thạch cao vì gắn hột/đá trên sáp sẽ dễ dàng hơn so với khi gắn đá trên bán thành phẩm.
Giai đoạn 4: Đổ thạch cao
Cây thông sẽ được đặt bên trong chén nung, và chén nung sẽ được rót đầy thạch cao. Sau đó, thạch cao sẽ đông cứng lại và giữ cây thông (có gắn mẫu sáp) bên trong.
Giai đoạn 5: Đun chảy kim loại
Chén nung có chứa khuôn được đặt lên lò nung trong vài giờ cho đến khi cây thông (gắn mẫu sáp) bị đốt chảy, để lại hốc khuôn rỗng mang hình dạng của cây thông và mẫu sáp. Tiếp đó, kim loại được đun chảy để chuẩn bị đổ vào phần hốc khuôn trống này.
Chén nung có chứa khuôn được đặt lên lò nung trong vài giờ
Giai đoạn 6: Đổ khuôn
Tại đây, có một máy đổ khuôn trục dọc quay với tốc độ cực nhanh để tạo ra sức nén ly tâm đẩy kim loại lỏng vào chén nung và làm đầy phần hốc khuôn.
Giai đoạn 7: Cắt thân cây thông
Sản phẩm thô được lấy ra khỏi chén nung, vẫn còn dính thạch cao và bị sạm ráp. Phần đúc mang hình cây thông được cắt ra khỏi sản phẩm thô và công đoạn hoàn thành bắt đầu.
Giai đoạn 8: Làm nguội trang sức
Lúc này, sản phẩm thô sẽ được người thợ cắt, gọt giũa và đánh bóng để hoàn chỉnh hình dạng của sản phẩm. Đây có thể là công đoạn cuối cùng trong một số quy trình trình chế tác trang sức, nhưng đối với một số sản phẩm vẫn cần một số công đoạn khác.
Sản phẩm thô sẽ được người thợ cắt, gọt giũa và đánh bóng để hoàn chỉnh hình dạng của sản phẩm
Giai đoạn 9: Gắn đá cho trang sức
Sau khi phần thân dây chuyền đã được làm xong, các công đoạn chi tiết hơn, như gắn đá và chạm khắc, tiếp tục được thực hiện. Ổ chấu được cắt và rèn để giữ viên đá/kim cương trên sản phẩm.
Ổ chấu được cắt và rèn để giữ viên đá/kim cương trên sản phẩm
Giai đoạn 10: Đánh bóng dây chuyền
Sau khi gắn đá xong xuôi, tiếp tục công đoạn đánh bóng cuối cùng. Trong công đoạn này, hệ thống máy có bánh quay tốc độ cao và một số chất được sử dụng để làm bóng trang sức.
Hệ thống máy có bánh quay tốc độ cao và một số chất được sử dụng để làm bóng trang sức
Giai đoạn 11: Kiểm tra chất lượng dây chuyền vàng
Mỗi món được kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Ở bước này, có thể tiến hành định giá cho trang sức.
Học chế tác dây chuyền vàng ở đâu?
Để giải đáp “Học chế tác dây chuyền vàng ở đâu?“, xin mời quý độc giả theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!
Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn là Trung Tâm duy nhất trên cả nước được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo đúng quy định của Sở lao động thương binh và xã hội (một trong những điều kiện không thể thiếu nếu đăng ký kinh doanh) và Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp quản lý. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc.
Là đơn vị trực thuộc Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung Tâm được Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh tuyển chọn đều là những bậc Nghệ Nhân Ưu Tú, Nghệ Nhân Kim Hoàn, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ chuyên ngành, là những bậc thầy có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy và truyền nghề.
Quá trình học chế tác dây chuyền tại Dạy Nghề Kim Hoàn:
CHƯƠNG I : KỸ THUẬT CĂN BẢN
Bài 1: Lịch sử nghề kim hoàn
Bài 2: An toàn lao động, PCCC và các văn bản pháp luật có liên quan
Bài 3: Khái niệm vàng bạc và các kim loại quý hiếm, hóa chất, vật liệu, phụ liệu sử dụng trong nghề kim hoàn
Bài 4: Giới thiệu dụng cụ, trang thiết bị, công nghệ sử dụng trong ngành kim hoàn
Bài 5: Công thức tính tuổi vàng và các phương pháp xác định hàm lượng vàng
Bài 6: Phương pháp chế tác các loại Hội chế vàng, chế bạc, chế vảy hàn vàng, chế vảy hàn bạc
Bài 7: Những kỹ thuật căn bản trong gia công chế tác vàng trang sức
Bài 8: Các thông số kỹ thuật trong chế tác trang sức dây chuyền – lắc tay
Học chế tác trang sức
CHƯƠNG II: KỸ THUẬT CHẾ TÁC CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN KHOEN LẬT ĐƠN VÀ KHOEN LẬT ĐÔI
Bài 1: Kỹ thuật chế tác dây chuyền khoen lật đơn
Bài 2: Kỹ thuật chế tác dây chuyền khoen lật một mẹ ba con
Bài 3: Kỹ thuật chế tác dây chuyền khoen lật đơn nối thẻ
Bài 4: Kỹ thuật chế tác dây chuyền khoen lật đôi
Bài 5: Kỹ thuật chế tác dây chuyền khoen lật đôi nối bản
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT CHẾ TÁC CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN CHỮ CÔNG ĐƠN – CHỮ CÔNG ĐÔI
Bài 1: Kỹ thuật chế tác dây chữ công đơn
Bài 2: Kỹ thuật chế tác dây chữ công đơn kết hợp ống vuông
Bài 3: Kỹ thuật chế tác dây S
Bài 4: Kỹ thuật chế tác dây chữ công đôi (dây bông mai)
Bài 5: Kỹ thuật chế tác dây chữ công đôi kết hợp hộp chữ nhật
Kỹ thuật chế tác dây chữ công đôi
CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT CHẾ TÁC CÁC LOẠI LẮC TAY NAM – NỮ
Bài 1: Kỹ thuật chế tác khóa hộp cho dây lắc tay
Bài 2: Kỹ thuật chế tác lắc nữ kiểu bông dừa
Bài 3: Kỹ thuật chế tác lắc tay nam kiểu khoen lật kết hợp chữ N
Bài 4: Kỹ thuật chế tác lắc khoen lật, phối hợp chữ “nike”
Bài 5: Kỹ thuật chế tác lắc nam mặt bản lớn
Bài 6: Kỹ thuật chế tác lắc tay nam – nữ kiểu bông dừa vát hình thoi
Ôn tập lý thuyết
Kiểm tra cuối khóa
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Học chế tác dây chuyền vàng ở đâu?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Xem thêm: Bao lâu đánh bóng trang sức 1 lần?
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com