Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Các đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng là các loại đối tượng nào? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng theo dõi phần tiếp theo nhé!

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Pháp luật về kinh doanh vàng, bạc, đá quý

Từ năm 1955, hoạt động quản lý và kinh doanh vàng, bạc được quy định như sau: (Nghị định số 631-TTg ngày 13/12/1955 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý vàng bạc”)

Thứ nhất, các cửa hiệu vàng bạc phải chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam;

Thứ hai, “mọi người đều có quyền tự do cất giữ vàng bạc, không hạn chế số lượng nhiều hay ít;

Thứ ba, ai muốn mua bán vàng bạc thì phải có giấy phép của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam hay của cơ quan được Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ủy nhiệm”;

Thứ tư, các cửa hiệu vàng bạc chỉ được mua và bán vàng bạc đối với những người có giấy phép của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam;

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Cách nhận biết tuổi vàng

Thứ năm, ai muốn mang vàng bạc từ tỉnh này sang tỉnh khác, không phân biệt số lượng nhiều hay ít (trừ đeo đồ tư trang với số lượng dưới 1 lạng vàng và 8 lạng bạc), đều phải thi hành đúng thủ tục dưới đây: xin giấy phép của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam hay của cơ quan được Ngân hàng quốc gia Việt Nam ủy nhiệm ở nơi đi. Và trình giấy phép tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam hay cơ quan được Ngân hàng quốc gia Việt Nam ủy nhiệm ỏ nơi đến;

Thứ sáu, cấm xuất nhập khẩu vàng, bạc trừ trường hợp được Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho phép;

Thứ bảy, cấm dùng vàng, bạc thay tiền để mua, bán hay thanh toán món nợ;

Thứ tám, cấm tàng trữ và lưu hành tất cả các loại tiền hoa (xòe) trừ ở vùng đồng bào thiểu số có sẽ quy định riêng.

Cũng giai đoạn đó, Ngân hàng Nhà nước không chỉ quản lý việc kinh doanh vàng, mà còn quản lý kinh doanh bạc, bạch kim, kim cương, ngọc trai, kim loại quý và đá quý khác.

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Năm 1957, Nhà nước ta đã từng “cấm xuất, nhập khẩu bạch kim và các loại đá quý như kim cương, ngọc trai, ngọc thạch, ngọc bích, ngọc lam, ngọc hồng bảo, ngọc sa-phia (saphir), v.v. trừ trường hợp đặc biệt được Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho phép”.

Năm 1958, pháp luật cấm tư nhân buôn bán, đầu cơ, xuất nhập khẩu các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai và dùng để trao đổi, giao dịch, mối lại, cầm cố, thanh toán nợ nần.

Năm 1984, pháp luật quy định một trong những mặt hàng cấm tư nhân lưu thông, kinh doanh là “ngoại tệ, vàng bạc, bạch kim, kim cương, đá quý. Người nào mang những thứ này, trừ đồ trang sức của bản thân mình phải có giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước”.

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Năm 1989, cho phép một số đơn vị kinh tế quốc doanh, các đơn vị kinh tế tập thể, hộ kinh tế cá thể được kinh doanh vàng bạc (mua bán, gia công sửa chữa, làm mới các tư trang bằng vàng bạc), đá quý. Năm 1990, Tổng công ty Khoáng sản quý, hiếm Việt Nam được thành lập, trong đó có chức năng kinh doanh vàng, kim loại và đá quý, hiếm. Năm 1991, Tổng công ty Vàng bạc, đá quý Việt Nam được thành lập trên cơ sở Công ty Vàng bạc Trung ương và các Công ty Vàng bạc quốc doanh đang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Năm 1990 pháp luật quy định “những địa phương đã huy động và cho vay bằng vàng từ nay không được cho vay nữa”.

Năm 1993, pháp luật quy định: “Nhà nước thừa nhận quyền sỏ hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá nhân dưới dạng vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng côm, vàng lá, vàng sa khoáng, vàng gốc, vàng tư trang”. “Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động gia công, chế tác, cầm đồ, mua bán, xuất nhập khẩu vàng”.

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Từ năm 1995 trở đi, pháp luật quy định: vàng, đá quý là hoạt động kinh doanh có điều kiện (Điều 1 và 2 Nghị định số 63-CP “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng”.

Từ năm 2000 đến 2011, pháp luật lại cho phép việc huy động vốn và cho vay bằng vàng (Quyết định sô’ 432/2000/QĐ-NHNN).

Từ năm 2006 trở đi, đá quý không còn là hàng hóa kinh doanh có điều kiện (Nghị định số 59/2006/NĐ- “Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”).

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

– Đối với thị trường vàng miếng:

Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. NHNN tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng; tổ chức thực hiện xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Kinh doanh vàng theo thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường

– Đối với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ:

Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

– Đối với việc xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:

+ Doanh nghiệp được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài được NHNN xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng được NHNN xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.

+ Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được NHNN xem xét cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.

– Các hoạt động kinh doanh vàng khác là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được NHNN cấp giấy phép.

Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng

– Đối với việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân:

+ Cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu được mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ nhưng không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu (trừ trường hợp định cư).

+ Cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy tờ khác không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ (trừ các loại trang sức, mỹ nghệ đeo trên người).

+ Trong trường hợp định cư: Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh và cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ.

Thành lập doanh nghiệp vàng

Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn

  • Ngày 15/07/2004 Trung tâm Dạy nghề Mỹ nghệ Kim hoàn (tên gọi ban đầu) đã chính thức được thành lập theo 3552/QĐ – UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ngày 17/08/2018, Trung tâm Dạy nghề Dân lập Mỹ Nghệ Kim Hoàn đổi tên thành Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo quyết định số 3465/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân.
  • Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.
  • Với sự tận tâm, nhiệt tình và lòng yêu nghề của các nghệ nhân, Trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên. Trong đó tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp được duy trì ở con số tuyệt đối.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

 

Xem thêm: Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

    Bài viết mới
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      Chuyên mục
      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status