Vàng là một thứ kim loại đặc biệt quý hiếm, có nhiều chức năng quan trọng như tài sản dự trữ, thanh toán, trang sức, nguyên liệu chế tạo. Vàng có ảnh hưởng mạnh đến giá trị đồng tiền và trong một số thời kỳ lịch sử được coi như tiền. Vậy cấp phép kinh doanh vàng tốn bao nhiêu chi phí? Để giúp bạn giải đáp thông tin này, Dạy Nghề Kim Hoàn sẽ trả lời và cung cấp những thông tin liên quan đến chủ đề bên dưới bài viết.
Cấp phép kinh doanh vàng tốn bao nhiêu chi phí?
Thị trường kinh doanh vàng hiện nay
Trong 8 năm qua, số lượng giấy phép cấp cho DN đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là 555 đơn vị, trong quý 1/2020 có 4 DN được cấp giấy chứng nhận. Hiện tại, TP.HCM đang có 480 đơn vị đang hoạt động.
Tương tự, trên địa bàn TP.HCM có 837 điểm được cấp phép giao dịch mua bán vàng miếng thuộc 20 tổ chức tín dụng và 12 DN. Thêm vào đó, 4 DN được tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm cho hạn ngạch năm 2020 gồm Công ty TNHH XNK Huỳnh Thái, Công ty cổ phần quốc tế Hoàn Thiện, Công ty TNHH vàng bạc đá quý Kim Hoàng Phát và Công ty TNHH nữ trang Danish.
Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Để có được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, DN phải chứng minh được nơi sản xuất, giấy tờ địa điểm kinh doanh (hợp đồng thuê, nếu là nhà của cha mẹ phải có giấy ủy quyền), giấy đảm bảo môi trường sản xuất, phòng cháy chữa cháy… Số lượng 480 DN được cấp giấy phép sản xuất khá khiêm tốn so với số lượng các DN đang hoạt động trên địa bàn hiện nay.
Lịch sử pháp luật về vàng, bạc, kim loại và đá quý
Từ năm 1946 pháp luật đã quy định về việc xuất khẩu, chuyên chở và buôn bán vàng bạc (Sắc lệnh số 202-SL ngày 15/10/1946 của Chủ tịch nước “Quy định thể lệ xuất khẩu, chuyên chở và buôn bán vàng bạc”).
Từ năm 1955, Ngân hàng Nhà nước đã từng chịu trách nhiệm quản lý việc kinh doanh vàng, bạc, bạch kim, kim cương, ngọc trai, kim loại quý và đá quý khác (Điều 6 Nghị định sô’ 631-TTg ngày 13/12/1955 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý vàng bạc”).
Thời kỳ đó, vàng bạc được giải thích là “gồm tất cả các thứ vàng bạc thỏi, khối, nén, vàng lá, vàng cốm, vàng vụn, tiền vàng, tiền bạc, đồ dùng và đồ trang hoàng bằng vàng bạc (vật kỷ niệm, đồ trang sức, đồ thờ cúng…) các đồ hợp kim có vàng bạc…”. (Điều 1 Nghị định số 631-TTg ngày 13/12/1955 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý vàng bạc”). Kim khí quý “gồm tất cả các loại vàng bạc (như vàng bạc thoi, khốĩ, nén, vàng lá, vàng cốm, vàng vụn, tiền vàng, tiền bạc), các loại bạch kim; các đồ mỹ nghệ và đồ trang sức bằng vàng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có vàng bạc, bạch kim. Đá quý gồm có kim cương và các loại ngọc, xa-phia” (Điều 2 Nghị định số 355-TTg ngày 16/7/1958 về việc “Cấm xuất nhập khẩu bạch kim và các loại đá quý”).
Năm 1958, pháp luật quy định: những người có vàng từ 5 đồng cân (18,75 gam) trở lên, “kể cả vàng ta và vàng tây, phải kê khai số lượng vàng mình có và phải xin giấy chứng nhận cất giữ”1. Đến năm 1978, pháp luật quy định: cá nhân sở hữu từ 1 chỉ (3,75 gam) vàng trở lên phải kê khai và được cấp Giấy chứng nhận.
Năm 1960, pháp luật quy định: “tất cả các thứ kim khí quý, đá quý, mò được ỏ dưối nước, đào được ở dưới đất, nhặt được ở trên mặt đất, trong phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, “đều coi là tài sản của Nhà nước”, trừ trường hợp “nhân dân lao động tìm thấy kim khí quý, đá quý do mình hay gia đình chôn giấu trong thời kỳ kháng chiến, được ủy ban hành chính xã, khu phố, thị trấn, thị xã công nhận; những người đánh mất kim khí quý, đá quý rồi lại tìm thấy, có chứng cớ hợp lệ”.
Năm 1979, pháp luật quy định: “các xí nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang phải giao nộp hết các loại vàng, bạc, bạch kim, kim cương (dưới đây gọi tắt là vàng bạc) cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và chỉ được phép giữ lại: các dụng cụ chuyên dùng bằng vàng, bạc cần thiết cho sản xuất và nghiên cứu khoa học kỹ thuật; các loại vàng, bạc được Ngân hàng Nhà nước cấp theo chỉ tiêu được duyệt để dùng vào sản xuất và khoa học kỹ thuật trong năm kế hoạch”. “Các nhà bảo tồn, bảo tàng không được trưng bày các hiện vật lịch sử bằng vàng, bạc mà chỉ được dùng phiên bản”.
Năm 1988, pháp luật quy định: “cho phép các tổ chức có đăng ký kinh doanh dịch vụ kiều hối được tiếp nhận vàng của Việt kiều chuyển về và chi trả cho thân quyến của họ ở trong nước bằng vàng sau khi đã thu cho Nhà nước một khoản phí dịch vụ (bằng vàng hoặc bằng ngoại tệ mạnh)”.
Năm 1993 và 1995, pháp luật cũng đã có một số quy định riêng đối với lĩnh vực đá quý. Năm 1998 trở về trước, Ngân hàng Nhà nước vẫn là cơ quan quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu kim loại quý, đá quý.
Việc bảo quản, vận chuyển vàng, kim khí quý, đá quý và các loại tài sản quý khác trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước vẫn được quản lý như đổi với tiền.
Từ năm 1990, các cá nhân và pháp nhân vẫn được phép góp vốn cổ phần hoặc vốn điều lệ bằng vàng.
Cấp phép kinh doanh vàng tốn bao nhiêu chi phí?
1. Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000đ;
2. Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: 300.000 đ;
3. Chi phí khắc dấu tròn công ty: 450.000đ (Khách hàng có thể liên hệ công ty khắc dấu để tự đặt hoặc nhờ công ty Nam Việt Luật đặt giúp, Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện tại thì doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu để thuận lợi hơn cho việc sử dụng con dấu ở nhiều nơi); Xem thêm quy định về con dấu doanh nghiệp theo luật mới nhất.
4. Chi phí đặt bảng hiệu công ty: 200.000đ; (chất liệu mica, kích thước 25×35).
5. Chi phí mua chữ ký số( Token) gói 1 năm: 1.530.000đ, Ngoài ra còn có các gói khác như gói 2 năm, gói 3 năm, tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà lựa chọn gói chữ ký số cho phù hợp (Tham khảo thêm tại bảng giá dịch vụ chữ ký số điện tử);
6. Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp thông thường là : 1.000.000đ (Chi phí này vẫn thuộc về doanh nghiệp nhưng để duy trì trong tài khoản doanh nghiệp theo yêu cầu từ phía ngân hàng, sau này nếu đóng tài khoản thì ngân hàng sẽ trả lai cho khách hàng);
7. Chi phí sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
+ Nếu doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT giấy truyền thống, thì chi phí in mỗi cuốn hóa đơn khoảng 350,000 đ.
+ Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để giảm thiểu chi phí ban đầu và phù hợp với xu hướng hiện nay thì tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau. Để xem cụ thể mức giá, các bạn vui lòng tham khảo Bảng giá hóa đơn điện tử;
Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn
- Ngày 15/07/2004 Trung tâm Dạy nghề Mỹ nghệ Kim hoàn (tên gọi ban đầu) đã chính thức được thành lập theo 3552/QĐ – UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 17/08/2018, Trung tâm Dạy nghề Dân lập Mỹ Nghệ Kim Hoàn đổi tên thành Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo quyết định số 3465/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân.
- Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.
- Với sự tận tâm, nhiệt tình và lòng yêu nghề của các nghệ nhân, Trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên. Trong đó tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp được duy trì ở con số tuyệt đối.
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Cấp phép kinh doanh vàng tốn bao nhiêu chi phí?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Xem thêm: Cấp phép kinh doanh vàng mất bao lâu?
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com