Tìm hiểu về kỹ thuật xi mạ điện cho kim loại

Công nghiệp xi mạ hiện nay được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là mạ điện. Bạn đã hiểu gì về kỹ thuật xi mạ điện ? Cùng Dạy Nghề Kim Hoàn tìm hiểu về kỹ thuật xi mạ điện cho kim loại qua bài viết dưới đây.

Kỹ thuật xi mạ điện là gì?

Mạ điện là một kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi bề mặt vật liệu. Mạ không chỉ dùng để trang trí mà còn giúp bảo vệ kim loại tối ưu.

Kỹ thuật mạ điện chính là quá trình thực hiện điện kết tủa kim loại tạo một lớp phủ có tính hóa, cơ, lý … đáp ứng một số điều kiện cần. Tuy nhiên để ứng dụng vào ngành công nghiệp có quy mô lớn thì phải có quá trình mạ ổn định.

Thêm nữa khi vận hành cần đảm bảo các điều kiện mạ như nhiệt độ, nồng độ … ở mức cho phép tránh làm giảm chất lượng và tính chất mạ.

Tìm hiểu về kỹ thuật xi mạ điện cho kim loại

Đặc điểm kỹ thuật xi mạ điện cho kim loại

Mạ điện cho kim loại sau khi hoàn tất sẽ có độ cứng tốt, độ bám dính cao. Tuy vậy mỗi loại vật liệu độ cứng của nó sẽ thay đổi theo.

Với kỹ thuật này kim loại gốc không cần nung nóng, do vậy hình dạng và tính cơ học không bị đổi. Nhưng khi thực hiện điện phân lớp thời gian dài nên lớp mạ sẽ dày, theo đó tính chất của nó sẽ thấp đi.

Ứng dụng công nghệ mạ điện kim loại

Mạ điện kim loại là kỹ thuật được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau:

– Lĩnh vực viễn thông: Ứng dụng nhằm mạ anten cùng các thiết bị phụ trợ.

– Lĩnh vực xây dựng: Mạ điện được sử dụng để mạ những thiết bị chịu lực như đường sắt, ống nước.

– Trong dân dụng: Sử dụng để mạ lư đồng, trang sức… và một số vật dụng khác.

– Lĩnh vực kỹ thuật cao: Dùng để sản xuất tên lửa, robot…

Tìm hiểu về kỹ thuật xi mạ điện cho kim loại

Cơ chế mạ điện kim loại

Kỹ thuật mạ điện được thực hiện theo cơ chế khoa học với các phần chính sau:

– Dung dịch mạ với ion kim loại, muối dẫn điện sẽ kết tủa thành chất đệm, lớp mạ và các chất phụ gia.

– Vật cần được mạ là catot dẫn điện.

– Anit dẫn điện có thể không tan hoặc tan.

– Bể chứa, nó phải làm bằng những vật liệu chịu được dung dịch mạ như polypropylen, cau su …

– Nguồn điện dùng để chỉnh lưu, thường sử dụng nguồn điện 1 chiều.

Ion kim loại thực hiện phản ứng nhằm tạo kết tủa lên bề mặt caton. Anot nếu là kim loại như lớp mạ thì đây chính là phản ứng hòa tan inon vào dung dịch. Hiện nay người ta thường sử dụng một số kim loại sau Cd, Zn, Ni, Pb, Cr, Au, Pt …

Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật mạ điện kim loại cần đảm bảo hiệu suất dòng điện tốt. Như vậy chất lượng sản phẩm mới đạt được như ý muốn.

Đặc biệt cần lưu ý đến các yếu tố: Tạp chất, nồng độ dung dịch, thấm ướt, nhiệt độ, độ Ph, hình dạng vật mạ, mật độ dòng điện … bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lớp mạ.

    Bài viết mới

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      Chuyên mục

      www.daynghekimhoan.vn Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.HCM Liên hệ: (028) 3955.7284 hoặc 0909 44 00 68
      contact me on zalo
      DMCA.com Protection Status